"Giật mình" nợ đọng bảo hiểm xã hội
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên 100 tháng.
Đó là khẳng định của Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khi đánh giá về việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong toàn dân, giai đoạn 2012-2017.
Hơn 80/% dân số tham gia bảo hiểm
Sáng 4/8, tại TP. Huế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã tiến hành tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp số 1853/QCPH giữa 2 đơn vị; đồng thời, tổ chức lễ ký quy chế phối hợp giai đoạn 2017 – 2022.
Báo cáo Hội nghị, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, sau quá trình Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện tổ chức, số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tăng.
“Từ việc chỉ tham gia bảo hiểm xã hội đối với đối tượng là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đến nay đối tượng đã mở rộng đến tất cả lao động của các thành phần kinh tế (từ quy định đơn vị có 10 lao động trở lên mới phải tham gia thì nay có từ 1 lao động trở lên tham gia). Số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đến nay đã bao phủ 81,8% so với dân số cả nước”, ông Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh ghi nhận những mặt đã đạt được, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chỉ ra rằng, hiện nay, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có giảm nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương tỷ lệ nợ vẫn còn cao.
Theo số liệu thống kê, năm 2012, tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 8.002 tỷ đồng, chiếm 5,45% số phải thu; năm 2013, số tiền nợ các khoản này tăng lên 9.570 tỷ đồng, chiếm 5,32% số phải thu; năm 2016 tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 9.337 tỷ đồng, chiếm 3,22% kế hoạch thu. Đến hết tháng 4/2017, tổng số tiền nợ là 17.551 tỷ đồng, chiếm 6,6% kế hoạch thu.
Tội phạm về bảo hiểm ngày càng tăng
Theo Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), trong 5 năm thực hiện quy chế phối hợp (2012 – 2017), công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm đã bước đầu đạt được kết quả nhất định.
Cụ thể, lực lượng cảnh sát kinh tế các địa phương đã phát hiện, điều tra, xử lý 70 vụ việc, trong đó đã khởi tố điều tra 46 vụ, với gần 130 bị can, tổng thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng; đã xử lý hành chính 18 vụ.
“Loại tội phạm về bảo hiểm ngày càng có dấu hiệu gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài các hành vi né tránh nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, nợ quỹ bảo hiểm xã hội tái diễn, còn phát sinh nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật khác, như: các doanh nghiệp di chuyển khỏi nơi trú đóng hoặc doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, tình trạng doanh nghiệp cho người lao động tăng lương đột biến, sau đó lợi dụng các kẽ hở chính sách về bảo hiểm xã hội để lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…”, Trung tướng Vệ cho biết.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát đã nhất trí ký ban hành Quy chế phối hợp gia đoạn 2017-2022, đề ra các phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Trước tình trạng lạm dụng chế độ, chính sách để trục lợi ngày càng phức tạp và số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tăng, khả năng thu hồi khó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng cường phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện tốt công tác quản lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trong đó có phối hợp với Bộ Công an.
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên 100 tháng.
Theo thông tin từ ông Đào Việt Ánh, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gần 50% doanh nghiệp hiện nay chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.