Có khoảng 60-70% trong 54 dự án BOT sẽ được điều chỉnh giảm phí từ 5% đến 25% tùy vào kết quả đàm phán với nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, việc rà soát, đàm phán với các chủ đầu tư BOT dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 10 để Tổng cục đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt giảm phí. Nếu được thông qua, tháng 11 tới sẽ tiến hành giảm phí tại các trạm BOT.
Cụ thể, đối với 54 dự án BOT do Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý, Tổng cục đang rà soát với chủ đầu tư dự án để thống nhất điều chỉnh phương án tài chính theo hướng giảm phí cho người dân trong vùng ảnh hưởng gần trạm thu phí cũng như giảm chung cho các phương tiện.
Trong tổng số 54 dự án BOT thực hiện rà soát, Tổng cục đã rà soát được hơn 10 trạm, Bộ đã rà soát được 6 trạm. Hiện các dự án sau rà soát đang được xem xét, thống nhất mức phí giảm.
“Mức giảm dự kiến có thể giao động từ 5-25%, tùy thuộc vào mỗi dự án và kết quả đàm phán với nhà đầu tư. Sau rà soát, có khoảng 60-70% trong 54 dự án BOT sẽ được điều chỉnh giảm. Thời gian thu phí sẽ giới hạn tối đa không quá 30 năm,” ông Huyện cho hay.
Tuy nhiên, ông Huyện cho biết thêm, việc giảm phí phải xem xét vào tình hình thực tế của từng trạm. Những trạm có lưu lượng xe ít như dự án BOT cầu Hạc Trì sẽ không giảm để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành rà soát các trạm BOT để đánh giá cụ thể về dự án, phương án tài chính và hoạt động thu phí thực tế trên lưu lượng xe; xem đó là căn cứ để đàm phán với các nhà đầu tư và thống nhất mức phí có thể giảm.
Trước đó, ngày 22/9, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý với đề xuất giảm 25% giá vé trên tuyến BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thời điểm giảm giá từ ngày 15/10 tới.
Xe dưới 9 chỗ đi hết tuyến từ 45.000 đồng/lượt sẽ giảm xuống còn 35.000 đồng/lượt. Nhà đầu tư sẽ chủ động chuẩn bị các thủ tục về thu phí để mức giảm giá được thực hiện đúng thời điểm.
Theo phương án trình Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2021, tuyến đường này sẽ bắt đầu tăng giá vé trở lại với mức tăng 18% và sau đó 3 năm tăng một lần, mỗi lần tăng 18%.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tại hợp đồng, thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án là 17 năm 2 tháng 18 ngày. Dự án bắt đầu thu phí hoàn vốn từ ngày 6/10/2015. Sau khi giảm giá vé, tính toán lại phương án tài chính, dự kiến thời gian thu phí khoảng 15 năm 4 tháng 18 ngày, thời điểm hoàn vốn dự kiến là ngày 18/2/2031. Giảm so với hợp đồng đã ký 1 năm 10 tháng.
Người phát ngôn của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, quan điểm của Bộ là sẽ điều chỉnh mức phí theo xu hướng giảm, rà soát xong trạm BOT nào sẽ giảm ngay phí đường bộ tại dự án đó.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa thống nhất với chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giảm 25% mức phí tuyến đường này. Trong ngày mai, 22/9, Bộ Giao thông Vận tải sẽ họp chốt phương án; nếu thông qua sẽ thực hiện ngay từ 15/10.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.