Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Chưa bao giờ đời sống kinh doanh lại nở rộ mạnh mẽ như hôm nay, với một đội ngũ doanh nhân hùng hậu, kinh nghiệm thương trường dày dạn và khát vọng vươn tới những đỉnh cao cho sản phẩm Việt Nam, thể hiện rõ tinh thần yêu nước, ý chí góp phần chấn hưng kinh tế quốc gia và chủ động hội nhập.
Đặt lại vấn đề phát triển kinh tế bền vững, hướng tới sự thịnh vượng cả về kinh tế, ấn phẩm đặc biệt “Doanh nhân Việt” TheLEADER thực hiện với 248 trang và gồm ba phần: Quốc gia thịnh vượng, Dấu ấn Doanh nhân và Khởi nghiệp.
Câu chuyện trăm năm
Bài viết “Hành trình cảm hứng không điểm dừng” của PGS, TS. Vũ Minh Khương một lần nữa khẳng định nền tảng thể chế vững mạnh, tinh thần dân tộc mãnh liệt và năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia vượt trội là những động lực cơ bản Việt Nam cần dốc lòng xây dựng và phát huy để tạo nên sức mạnh phi thường đưa đất nước tiến nhanh trên hành trình phồn vinh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người chấp bút cho báo cáo Việt Nam tầm nhìn 2030 trong bài “Vì nền kinh tế thịnh vượng và những thương hiệu trăm năm” cho rằng để trở thành một quốc gia thịnh vượng và gầy dựng nên những đế chế kinh doanh với tuổi đời trăm năm, Việt Nam sẽ còn một con đường rất dài và đầy chông gai phải đi.
Gắn bó với đời sống doanh nhân và doanh nghiệp và là người tích cực vận động cho Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 trở thành hiện thực, như một sự khẳng định vai trò kiến tạo đất nước của giới doanh nhân, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nêu bật những giá trị vàng của doanh nhân Việt, dù sinh ra ở bối cảnh nào cũng có một điểm chung là sự tần tảo và dũng cảm, dám đánh đổi sự bình yến với khát vọng vươn lên.
Trong bài viết “Doanh nghiệp là tài sản quốc gia, doanh nhân là hiền tài đất nước”, ông Lộc cho rằng trọng trách đưa đất nước vượt bẫy thu nhập trung bình và trở nên hùng cường thuộc về lứa doanh nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khởi nghiệp sáng tạo không chỉ là yêu cầu của các doanh nghiệp mới mà còn là yêu cầu của các doanh nghiệp đã trường thành với những mái đầu doanh nhân đã không còn xanh.
Với “Dân tộc nhiều doanh nhân, quốc gia càng thịnh vượng”, nhà văn Sương Nguyệt Minh nhấn mạnh đến vai trò phụng sự xã hội của doanh nhân từ ngàn xưa cho tới hôm nay, trở thành niềm tự hào của đất nước con Lạc cháu Hồng.
Trong khi đó, GS. Phan Văn Trường lại đưa ra triết lý mới về hệ sinh thái bền vững cho mọi ngành nghề, để tạo nên sức bật mới cho dân tộc, bởi theo ông, khi không có hệ sinh thái, chúng ta rất dễ rơi vào ngõ cụt. Trong hệ sinh thái phải có đủ thành phần giàu nghèo. Một đất nước nếu toàn đại gia sẽ bị phá hệ sinh thái. Trong nền nông nghiệp, nếu các đại gia không làm việc với nông dân nghèo thì không thể hình thành hệ sinh thái, chính họ sẽ không tạo ra hệ thống để mình sinh tồn.
Ở một góc nhìn khác, bài viết thấu đáo của ông Giản Tư Trung, nhà sáng lập học viện quản lý PACE lại đi sâu vào phân tích quản trị doanh nghiệp, quản trị gia đình, mối quan hệ giữa thế hệ sáng nghiệp và giữ nghiệp. Những mâu thuẫn nội tại của từng doanh nghiệp trong con đường trăm năm quả không dễ dàng, để giải quyết vấn đề này thì thế hệ F1 và F2 phải lắng nghe nhau nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn, để hướng tới những giá trị chung mang tính phổ quát, trường tồn/
Doanh nhân viết về doanh nhân bao giờ cũng hấp dẫn và lý thú. Bài viết “Phải thấy cái nhục thua người ngoài để sửa mình” của ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn U&I, tuy không dài nhưng sẽ khiến ta ưu tư mãi bởi nó đụng chạm đến phần sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi con người, để tự vấn chính mình, để biết học hỏi, biết mở rộng tầm nhìn, mở rộng trái tim, khối óc.
Cùng trong dòng chảy ưu tư về chuyện trăm năm còn có bài viết “Làm thế nào để ngàn tỷ sống trăm năm” của doanh nhân Trần Bằng Việt, “Giấc mộng trăm năm của các doanh nghiệp gia đình” của doanh nhân Phạm Phú Trường, “Dòng chảy văn hoá kinh doanh” của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Vinh, “Doanh nghiệp than đá- Doanh nghiệp kim cương” của doanh nhân Lâm Bình Bảo, “Ba bài học đơn giản từ Nhật Bản” của doanh nhân Trần Xuân Hải, “Mạn đàm thương hiệu trăm năm" của TS Giáp Văn Dương, “Trăm năm là trăm năm nào” của chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân, “Đi tìm sự khác biệt văn hoá của đối tác kinh doanh” của nhà đô thị học Nguyễn Minh Hoà, “Nghề doanh nhân” của CEO Lý Quí Trung…
Những tên tuổi thuộc hàng “bỉnh bút” sắc sảo quen thuộc của giới doanh nhân, mỗi người một tâm sự, một ý chí, khẳng định lòng tự tôn dân tộc, tính nhân văn trong văn hoá quản lý, không ngừng khơi nguồn cho những giá trị sâu bền trong hệ giá trị văn hoá kinh doanh Việt Nam. Ở một tầm nhìn xa hơn, chính họ đã có những cống hiến trở lại cho việc hoàn thiện một số giá trị xã hội mới và góp phần đảm bảo sức sống cho tính liên tục văn hoá của đất nước
Dấu ấn doanh nhân
Đặc san “Doanh nhân Việt” tập hợp chân dung nhưng doanh nhân tiêu biểu cho mọi ngành nghề, thuộc nhiều thế hệ với những bài học kinh doanh và bài học sống thấm thía.
Nhìn lại lịch sử doanh thương Việt Nam, chúng ta đã từng có những gia tộc kinh doanh với những thương hiệu được người Việt yêu mến và tin dùng. Mở đầu phần hai là chân dung các gia tộc Việt Nam đã góp phần tạo dựng nên bức tranh kinh tế đa dạng đầy mầu sắc cho từng ngành nghề chủ lực của nền kinh tế.
“Gia tộc bà Nguyễn Thị Sơn và những hậu duệ sáng giá” kể về hành trình khởi nghiệp gian nan của bà Nguyễn Thị Sơn, nữ doanh nhân tiên phong trong thời kỳ đổi mới với thương hiệu Legamex lừng lẫy một thời.
Là người đi đầu trong việc tạo dựng những thương hiệu thời trang nội y như Vera, J.Buss, Misaki, những người con kế nghiệp đầy bản lĩnh của bà đã đưa thương hiệu gia đình lên một tầm mức mới với Sonkimland và Sonkim Mode, mở rộng thành tập đoàn đa ngành là một hình ảnh thật đẹp về một gia tộc kinh doanh đã góp phần làm giàu cho đất nước với những giá trị gia đình quý giá được truyền giữ và lan toả qua ba đời của một dòng tộc chuyên kinh doanh vải sợi.
Cuộc chuyển giao thế hệ của bà với 5 người con hiện đang giữ trọng trách lớn trong từng lĩnh vực kinh doanh của gia đình là bài học quý cho mô hình quản trị gia đình đầy gian nan ở Việt Nam.
“Nguyên tắc quân tử trong quản trị của “Vua gốm sứ” Lý Ngọc Minh là một hành trình dài nửa thập kỷ, gắn với dòng tộc ba đời làm gốm sứ và những lần tay trắng, gầy dựng lại nghiệp tổ từ số… âm! Sống và làm việc theo nguyên tắc của người quân tử, giữ được đạo trung dung, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, Cuộc đời ông Lý Ngọc Minh và sự chuẩn bị bài bản, chu đáo cho công cuộc chuyển giao thế hệ cho các con mình với những bí quyết bắt nguồn từ giáo dục gia đình căn cơ chính là nền tảng bền vững nhất cho một thương hiệu trăm năm.
Câu chuyện “vua bánh mì” Kao Siêu Lực và hai lần khởi nghiệp từ tay trắng cùng hành trình tạo dựng cơ đồ cho thế hệ F2, câu chuyện "Sanh dưỡng để đời một thương hiệu" Bích chi, Cặp đôi hoàn hảo ở Bita's, Hai thủ lĩnh Kim&Kim… là những góc nhìn sinh động về mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, và những uẩn khúc trong chuyển giao thế hệ, để có thể viết tiếp nên những trang vàng cho thương hiệu để đời, cho cái hiệu mà người ta thương.
Nói đến Thế Giới Di Động, chúng tôi không đi vào những con số, những thành tựu lớn lao, mà chỉ tập trung vào cách làm thế nào để ông Nguyễn Đức Tài có thể biến “quản trị bằng yêu thương”, một tham số tưởng như hết sức trừu tượng, xa xỉ, thành những giá trị cụ thể, được coi như máu thịt của toàn tổ chức, và lan toả tình yêu thương đến toàn xã hội.
Đến một ngưỡng mới của cuộc đời, suy nghĩ về các giá trị sống, Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên lại hướng tâm nguyện của mình về đất nước, để gầy dựng lại một lối sống, một cách canh tác, cách ăn uống hữu ích nhất cho người Việt, với bí mật của chế biến hữu cơ. Hành trình vì bữa ăn lành mạnh cho người Việt của ông quả không dễ dàng, từng bị hiểu lầm, bị cho là “điên”, biết bao lần phải tự đứng ra làm ‘chuột bạch”, tự giải cứu cho mình trước truyền thông, khi mà các khái niệm bị đánh tráo, bị lầm tưởng… Ông Hữu Cơ” Nguyễn Lâm Viên đã góp phần tích cực để viết lên lịch sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam hướng tới sự bền vững của đời sống con người và đất mẹ
“Dấn thân vào thương trường bằng sức mạnh và tấm lòng người mẹ”, bà Thái Hương, nhà sáng lập tập đoàn TH đã từng tâm sự: “Làm mẹ hay làm doanh nhân, việc nào tôi cũng chăm chút bằng tấm lòng người mẹ. Ở TH, sau thực phẩm, giờ chúng tôi tiến sang lĩnh vực giáo dục rồi sức khoẻ, bệnh viện… đều là những thứ xuất phát từ sự lo lắng của một người mẹ dành cho con mình. Thế nên công việc nào cũng cho tôi niềm hạnh phúc và sự đam mê”.
Bằng một bản lĩnh thép và tinh thần của người đi tiên phong tràn đầy tâm huyết, bà Nguyễn Thị Nga, người đứng đầu tập đoàn BRG đang không ngừng góp phần thay đổi bộ mặt của những tỉnh thành ba đi qua với khát khao tô đậm hai chữ Việt Nam trên bản đồ thế giới với giấc mơ về một thành phố thông minh.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT đã dành một cuộc trò chuyện thấu đáo về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, nhằm hiện thực hoá giấc mơ về một Việt Nam thịnh vượng theo đúng nghĩa trọn vẹn của từ này.
Cũng trong ấn phẩm này, chúng ta bắt gặp một ông Việt kiều… té giếng, người đã tạo dựng một “thung lũng silicon” ở Trà Vinh, tỉnh nghèo nhất Nam Bộ với một ý chí bất khuất và tấm lòng yêu thương tràn đầy với tha nhân. 37 năm đi tìm hạnh phúc nơi quê nhà, ông đã tạo dựng được một ốc đáo xanh tươi tràn ngập tình người, nơi các chàng trai, cô gái Trà Vinh có thể tận hưởng hạnh phúc của riêng mình, để viết lên những cuộc cách mạng công nghệ cho cây lúa quê nhà với phân bón thông minh.
Trong dòng chảy khắc nghiệt của thị trường, vượt qua những định kiến và bất cập về môi trường kinh doanh của một nền kinh thương còn quá non trẻ so với thế giới cả về tầm vóc và mô hình quản trị, các doanh nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế vẫn đầy bản lĩnh tiên phong, được trui rèn qua “lửa đỏ và nước lạnh” để hiện thực hoá ước vọng làm giàu chính đáng của bản thân, gia đình và cộng đồng. Chính họ là những người đã viết nên trang sử mới cho nền kinh thương Việt Nam, với cách làm ăn đàng hoàng tử tế, hướng tới phụng sự xã hội.
“Chất” doanh nhân Việt” thực sự là cái nhìn vừa bao quát, vừa cụ thể về những tấm gương dẫn đầu đáng để chúng ta học hỏi. Đó là ông Trần Bá Dương, cánh chim đầu đàn trên vùng cát trắng, người đã biến điều không thể thành có thể với mục đích kinh doanh cao đẹp. Đó là bà Cao Thị Ngọc Dung, người đã vực dậy ngành kim hoàn Việt Nam và đưa nó ra khỏi biên giới. Đó là ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch tập đoàn TTC, một tinh thần bất khuất ngược chiều gió, từ nhà kinh doanh tiền tệ trở thành ông “vua mía đường”, rồi dẫn đầu trong ngành năng lượng. Đó là nhà công nghiệp “thép đã tôi” Đỗ Duy Thái.
Không thể không nhắc tới tinh thần khởi nghiệp đang nở khắp muôn nơi, với những gương mặt nổi bật như Shark Bình, Shark Dzũng hay những gương mặt trẻ trong lĩnh vực công nghệ hay thực phẩm hữu cơ.
Và còn rất nhiều nữa những gương mặt con người với đầy đủ hỉ nộ ái ố. Chuyện làm ăn, chuyện đời sống, chuyện đất nước gắn kết thành một bức tranh tổng thể với đầy đủ các gam màu sáng tối về một xã hội đang chuyển mình.
Những câu chuyện tưởng rất riêng, nhưng lại rất chung, chia sẻ những trăn trở ẩn chứa bao nhiêu điều nghịch lý, bất công, niềm vui và hy vọng, gắn với từng trải nghiệm của mỗi doanh nhân trên con đường đi tìm ý nghĩa, mục đích cho đời mình thực sự là những xúc cảm đẹp khiến cho tâm hồn ta bình yên trở lại, tin yêu trở lại.
Để đặt mua đặc san DOANH NHÂN VIỆT: VÌ MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG, liên hệ Toà soạn TheLEADER.
Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ
Điện thoại: 024 3244 4359
TP. HCM: 102D Lê Thị Riêng (Lầu 6), phường Bến Thành, Quận 1
Điện thoại: 08867 08817
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.