Khởi nghiệp
Thêm một kỳ lân Indonesia gia nhập thị trường fintech Việt Nam
Công ty mẹ startup Kredivo tại Indonesia vừa công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty SPAC trong một thỏa thuận định giá ở mức 2,5 tỷ USD.
Kredivo, nền tảng cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau (BNPL) của Indonesia vừa tuyên bố mở rộng hoạt động sang Việt Nam thông qua liên doanh với Phoenix Holdings. Động thái này đánh dấu bước đi đầu tiên của công ty ra khỏi lãnh thổ Indonesia.
Công ty con mới thành lập có tên Kredivo Vietnam Joint Stock Company là sự hợp tác giữa Kredivo với một công ty nội là Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit).
Thời gian đầu, Kredivo sẽ chỉ triển khai các tính năng thanh toán hóa đơn và khoản vay cá nhân tại Việt Nam trước khi dự kiến ra mắt dịch vụ BNPL cho thanh toán thương mại điện tử vào quý cuối năm 2021.
Tại Indonesia, Kredivo là nền tảng thanh toán bằng thẻ tín dụng kỹ thuật số của FinAccel cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau để giúp khách hàng chuyển các khoản thanh toán lớn thành các khoản thanh toán hợp lý và an toàn hơn.
Kredivo cung cấp tùy chọn cho người dùng mua ngay bây giờ, thanh toán sau trong khi mua sắm trực tuyến. Điểm nhấn của tín dụng này là người dùng được cung cấp nhiều cách khác nhau để trả nợ, phù hợp tình hình thu nhập thực tế của họ. Đến nay, Kredivo đã có khoảng 2 triệu người Indonesia được tín nhiệm.
Nền tảng Kredivo đã và đang hỗ trợ một số ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử cho các giao dịch thanh toán như; BukaLapak, Moka, Tokopedia và Shopee để xây dựng và cung cấp phương thức thanh toán trực tuyến tốt hơn cho người dùng.
Nhiệm vụ của Kredivo là mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn có thể giúp xây dựng các nền kinh tế đang phát triển của Đông Nam Á.
Theo ước tính, 70% dân số Việt Nam bị hạn chế hoặc không có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các giao dịch trong nước được thực hiện bằng tiền mặt.
Điều này giúp cho Việt Nam trở thành một thị trường tăng trưởng tiềm năng cho các công ty khởi nghiệp fintech.
Đầu tháng này, công ty mẹ FinAccel của Kredivo vừa công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty SPAC trong một thỏa thuận định giá tập đoàn ở mức 2,5 tỷ USD. Sau khi thâm nhập vào Việt Nam, công ty cũng có kế hoạch tham gia vào thị trường Thái Lan.
Khai giảng trong bình thường mới
Ứng dụng gọi xe Be thay nữ CEO
CEO Vũ Hoàng Yến kế nhiệm bà Nguyễn Hoàng Phương, trong bối cảnh vì lý do cá nhân bà Phương sẽ không tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.
Startup Fundiin muốn chuyển đổi số cho các nhà bán lẻ
Fundiin là đơn vị dẫn đầu làn sóng mua trả sau miễn phí tại Việt Nam, đồng thời đạt mức tăng trưởng hơn 4 lần trong 6 tháng qua.
Ứng dụng SoBanHang nhận đầu tư 1,5 triệu USD
SoBanHang tự tin giúp cửa hàng tạp hoá, tiểu thương cạnh tranh với các mô hình lớn hơn như siêu thị và cửa hàng tiện lợi khi các biện pháp giãn cách được gỡ bỏ.
Startup phân phối dược phẩm BuyMed nhận vốn 8,8 triệu USD từ quỹ Hàn
Năm ngoái, BuyMed từng huy động thành công 2,5 triệu USD vòng series A từ Sequoia Capital India cùng Genesia Ventures và Cocoon Capital.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.