Tiêu điểm
Thời của VN Post, Viettel Post, EMS và Giao Hàng Nhanh
Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhu cầu về logistics trong hệ sinh thái này (e-logistics) được ước tính có giá trị 90 triệu EUR vào năm 2018.
Nhờ vào mức độ thâm nhập cao của internet và sự nổi lên của xu hướng mua sắm trực tuyến, Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018, quy mô của thị trường thương mại điện tử B2C là 6,2 tỷ USD năm 2017 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Với sự bùng nổ này, nhu cầu về logistics trong hệ sinh thái thương mại điện tử (e-logistics) là rất lớn. Quy mô của thị trường logistics này được ước tính có giá trị 90 triệu EUR vào năm 2018 và được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 42% mỗi năm cho đến năm 2022, theo Ken Research.
Về cơ bản, những người tham gia thị trường e-logistics có thể được chia thành hai nhóm chính: bộ phận logistics nội bộ của các sàn thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL). Theo Ken Research, thị trường e-logistics chủ yếu được chi phối bởi các 3PL. Nhìn chung, trong những năm gần đây, các sàn có xu hướng thuê ngoài dịch vụ giao hàng thông qua 3PL.
Bộ phận logistics nội bộ của các sàn thương mại điện tử
Theo Cục thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam, vận chuyển và giao hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.
Do đó, các nhà bán lẻ thương mại điện tử nhận thấy việc phát triển hệ thống logistics là nhân tố không thể thiếu trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng trong vấn đề giao nhận hàng hóa, ví dụ như nhu cầu về tốc độ giao hàng.
Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ phát triển bộ phận logistics của riêng mình để hoàn thiện đơn đặt hàng, bên cạnh việc dựa vào các đối tác 3PL để đạt hiệu quả chi phí.
Ví dụ như, Lazada và Tiki là hai sàn thương mại điện tử lớn đã thể tự hoàn thiện đơn hàng (fulfillment) của mình, thông qua Lazada E-Logistics Express và Tiki Now, bao gồm nhập kho, đóng gói và vận chuyển.
Lazada đã đầu tư vốn rất mạnh để phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm tăng công suất, mở rộng cơ sở vật chất. Gần đây, Lazada E-Logistics Express đã hoàn thành trung tâm phân loại thứ hai tại Hà Nội, sau trung tâm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, một số trang thương mại điện tử B2C lớn như Thegioididong, Dienmayxanh, FPTshop và Nguyễn Kim cũng đã tự thực hiện việc giao hàng nhờ vào độ bao phủ lớn từ mạng lưới các cửa hàng của họ.
Trong khi đó, các trang web C2C hàng đầu như Shopee, Sendo lại cung cấp dịch vụ giao hàng chủ yếu thông qua các đối tác vận chuyển 3PL của mình, chẳng hạn như giaohangtietkiem và DHL eCommerce.
Dịch vụ logistics bên thứ ba
3PL phục vụ đặc biệt cho thương mại điện tử không chỉ bao gồm các công ty bưu chính truyền thống mà cả các công ty khởi nghiệp và các công ty hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh truyền thống, đó là cuộc chơi giữa: VN Post, EMS, Viettel Post...
Với sự phát triển nhanh chóng thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống cũng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ logistics tập trung thị trường này để trở nên phù hợp hơn với cuộc chơi.
Với phạm vi hoạt động lớn của mạng lưới bưu cục hiện hữu trên toàn quốc và năng lực hoạt động cao (cơ sở hạ tầng và nhân lực), họ thường thực hiện các đơn đặt hàng trên quy mô rộng (toàn quốc và cả quốc tế) và đưa ra mức giá cạnh tranh nhất.
Liên quan tới dịch vụ giao hàng chặng cuối, họ có thế mạnh trong các đơn hàng khu vực nông thôn nhờ vào độ bao phủ rộng lớn. Tuy nhiên, tốc độ giao hàng trong các thành phố đô thị có vẻ chậm hơn so với các công ty startup được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ.
Hiện tại, phần lớn nguồn lực của các công ty này vẫn chủ yếu vẫn phục vụ dịch vụ chuyển phát nhanh thông thường trong khi đóng góp từ phục vụ các sàn thương mại điện tử chưa thực sự đáng kể. Như vậy, dư địa cho các công ty này phát triển là rất lớn.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt để có thể tận dụng được đà tăng trưởng này là các công ty phải đầu tư và nhanh chóng áp dụng công nghệ vào hệ thống của mình, nhằm tối ưu hóa hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường này.
Các startup chuyên giao hàng
Trong vài năm qua, nhiều startup giao nhận đã tham gia vào thị trường. Bằng cách sử dụng cách tiếp cận tập trung vào công nghệ và có sự hỗ trợ tài chính lớn từ các nhà đầu tư, những người chơi này đang cố gắng phát triển nhanh nhất có thể. Họ sẵn sàng chịu lỗ trong một vài năm để đổi lấy việc giành thị phần.
Các nỗ lực phát triển được chứng kiến thông qua việc xây dựng hệ thống kho, đội chuyển phát xe máy, xe tải và đặc biệt là áp dụng mô hình điểm lấy hàng. Mô hình này được thiết kế để khách hàng nhận / gửi đơn đặt hàng từ một địa điểm được chỉ định bất cứ lúc nào, mà không phải chờ để nhận / gửi hàng.

Mô hình này đang được áp dụng bởi Giao Hàng Nhanh, một trong những startup đi đầu trong ngành, thông qua việc xây dựng mạng lưới các điểm lấy hàng trong các cửa hàng tiện lợi như Shop&go, Circle K, Vinmart +.
Với chiến lược này, các công ty khởi nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua mạng lưới của các nhà bán lẻ mà không tốn quá nhiều tiền để xây dựng các bưu cục.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt công nghệ, các công ty này dường như vượt trội hơn các công ty bưu chính truyền thống tại các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội trong thời gian giao hàng với qua các dịch vụ được tối ưu hóa, như: đảm bảo thời gian giao hàng, giao hàng trong ngày.
Do thiếu mạng lưới toàn quốc, vấn đề đối với những công ty này là duy trì hiệu quả chi phí trong khi vẫn phải đảm bảo giá cả cạnh tranh khi nhân rộng hoạt động để tiếp cận khách hàng ở nông thôn. Hiện tại, các startup vẫn phải hợp tác với các công ty bưu chính truyền thống để thực hiện các đơn đặt hàng của các tuyến liên thành phố hoặc các khu vực nông thôn. Điều này phản ánh vào mức giá cao hơn của các đơn đặt hàng này.
Ai giữ 'ngôi vương' thương mại điện tử Việt Nam?
Từ thương vụ 3 triệu USD của Luxstay nhìn lại thị trường OTA Việt Nam
Thương vụ đầu tư 3 triệu USD của Luxstay có thể được coi như phát súng mở đầu năm mới tích cực dành cho OTA (đại lý du lịch trực tuyến) Việt Nam, trong bối cảnh thị trường này vẫn chi phối bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Ứng dụng WeFit kết nối phòng tập gym, yoga gọi vốn 1 triệu USD
WeFit đang kết nối hơn 1.000 phòng tập gym, yoga ở Hà Nội và TP. HCM, phục vụ hơn 150,000 lượt đặt chỗ mỗi tháng.
Startup Nguyễn Đức Anh – Kẻ đam mê dẫn đầu
Không ngoa khi nói, Nguyễn Đức Anh - nhà sáng lập Fresh House, AZ Home chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam hiện tại: dám nghĩ, dám làm, có một chút liều lĩnh, giàu tham vọng nhưng không mơ mộng với chiến lược, mục tiêu cụ thể, thực tế qua từng chặng đường phát triển của doanh nghiệp.
Con đường đặt lợi ích tập đoàn trong lợi ích quốc gia của bà chủ TH
1 thập kỷ theo đuổi ngành sữa, giờ đây nhìn vào cánh đồng của TH, bà Thái Hương có thể tự hào không còn ai dám nói nông nghiệp Việt Nam manh mún, lạc hậu nữa.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.