Thủ tướng: Chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm
Trình Tiêu
Thứ tư, 02/10/2024 - 21:05
Chính sách, quy định được ban hành, nhưng việc thực hiện chuyển đổi năng lượng chưa đồng đều, vẫn có một bộ phận làm chưa tốt.
Sáng 2/10, Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển
khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã xem xét việc thực hiện ứng
phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, cho ý kiến về
việc sửa đổi khung pháp lý tạo thuận lợi cho đầu tư từ doanh nghiệp, quốc tế
vào chuyển đổi năng lượng.
“Chuyển đổi năng lượng là việc không thể không làm và làm phải
có hiệu quả”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia
triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, nêu rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết COP26, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, trong khi chính sách tài
chính, tài khóa dần xanh hóa, thành tựu này có đóng góp của phát triển xanh,
chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng nhận xét.
Chính phủ và các thành viên chính phủ đã sửa đổi, bổ sung các
chính sách phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng. Thủ tướng cho rằng việc
tham gia thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng chưa đồng
đều, đa số làm tốt nhưng còn một bộ phận làm chưa tốt.
Các Nhóm công tác hỗ trợ thực hiện JETP đã được thành lập
nhưng chậm triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các chính sách,
quy định liên quan các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết tại Hội nghị
COP26, chuyển đổi năng lượng, nhìn chung còn hạn hẹp so với yêu cầu phát triển.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng,
giảm phát thải khí nhà kính là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Thủ tướng
yêu cầu nỗ lực lớn hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa để ứng phó tốt hơn với biến đổi
khí hậu, trong đó có chuyển đổi năng lượng.
Việc xây dựng các quy định liên quan cần đổi mới tư duy, bám
sát và tôn trọng thực tiễn, vừa mở rộng vừa rút kinh nghiệm. Với những vấn đề mới
và khó, như ứng phó biến đổi khí hậu, phải có cách tiếp cận phù hợp, vừa làm vừa
rút kinh nghiệm, không nóng vội.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế,
chính sách, pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thu hút nguồn lực, nhất là
nguồn lực hợp tác công-tư, nguồn lực ngoài nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, tránh lãng phí.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công
nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng các phương thức quản trị mới, quản lý
chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn; tập trung đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm bắt những công nghệ mới; đẩy
mạnh hợp tác quốc tế.
Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ hình thành và phát triển ngành công
nghiệp năng lượng sạch, trong đó có phát triển công nghiệp phụ trợ, trang thiết
bị để sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối, hydrogen xanh, amoniac
xanh và các nguồn năng lượng mới.
Thực hiện Tuyên bố JETP và thực hiện Sáng kiến AZEC, Thủ tướng
giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành rà soát, lựa chọn, triển
khai ngay các dự án trong khuôn khổ JETP và AZEC, đồng thời trình Chính phủ phê
duyệt các nghị định, thông tư liên quan, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển
khai hiệu quả Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng
cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2030, đồng thời xúc tiến việc đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận
mua bán tín chỉ phát thải từ rừng.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan trong giao thông vận tải.
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu
tư được giao hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn với phát triển
kinh tế-xã hội, huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh, thúc đẩy tài chính xanh,
tín dụng xanh nhanh chóng, kịp thời.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập
đoàn, tổng công ty trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng
khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo động lực dẫn dắt phát triển ít
phát thải và lan tỏa đến từng ngành, lĩnh vực then chốt.
Chuyên gia FPT Digital tin rằng, năng lượng xanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đạt mục tiêu kép, vừa nâng tầm năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn của các bên liên quan đối với doanh nghiệp sản xuất.
Đây là dấu mốc mới trong nỗ lực của Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững.
Con đường chuyển đổi năng lượng của Việt Nam được đánh giá không hề dễ dàng, với hai rào cản chính là thiếu cơ sở hạ tầng và năng lực truyền tải cho năng lượng tái tạo và kinh phí cho cả quá trình chuyển đổi.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.