Tiêu điểm
Thủ tướng đồng ý tiếp tục miễn thị thực cho 5 nước Châu Âu
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý việc tiếp tục miễn thị thực cho 5 nước Châu Âu trong vòng ba năm tới.
Truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã đồng ý việc tiếp tục miễn thị thực (visa) cho 5 nước Châu Âu, bao gồm Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Chính sách miễn thị thực có hiệu lực trong vòng ba năm, gia hạn mỗi năm một lần và bắt đầu từ 1/7/2018
Về các đề xuất như tăng mức thời gian miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày, mở rộng các nước cho phép miễn thị thực, ông Dũng cho biết, hiện Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu các cơ quan bộ ngành đánh giá lại hiệu quả của chính sách miễn thị thực, sau đó Thủ tướng sẽ có kết luận cụ thể.
Trước đó, nhiều bộ, ngành, địa phương, hiệp hội đã liên tiếp kiến nghị Chính phủ tiếp tục miễn thị thực cho công dân năm nước châu Âu. Bởi đến ngày 30/6/2018 chính sách miễn thị thực cho các quốc gia này sẽ hết hiệu lực. Thậm chí dư luận còn lan truyền thông tin sẽ xóa bỏ việc miễn thị thực cho năm thị trường này.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, việc miễn thị thực đang có những tác động rất tích cực đối với sự phát triển du lịch của Việt Nam. Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao chưa từng thấy là gần 30%, với việc đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, vượt mức chỉ tiêu Chính phủ giao cho ngành du lịch.
Sự tăng trưởng này có được một phần nhờ chính sách miễn thị thực được áp dụng thông thoáng hơn, trong đó có thị trường 5 nước châu Âu.
Tác động đến du lịch đã nhìn thấy rõ nhưng thực tế chính sách vẫn bộc lộ những điểm nghẽn khiến du lịch Việt Nam chưa khai thác được hiệu quả tối đa.
Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài thời hạn miễn thị thực ngắn chỉ có 15 ngày cho khách Tây Âu, chính sách miễn thị thực hiện nay được gia hạn mỗi năm một lần và thường được công bố sát nút cận kề ngày hết hạn. Điều này có nghĩa, Việt Nam chỉ "hớt váng" được lượng khách lẻ. Với những đoàn khách lớn, họ thường lên kế hoạch du lịch trước đó rất nhiều tháng khiến cho chính sách miễn thị thực chỉ còn tác dụng một nửa.
Việc quy định mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước ít nhất là 30 ngày cũng là rào cản gây khó cho du khách muốn quay trở lại Việt Nam.
Chính sách visa thiếu cởi mở cũng khiến Việt Nam chỉ được chấm 17/100 điểm, xếp hạng 116/136 quốc gia khi đo lường các yêu cầu về thị thực theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2017.
Bạch Mộc Lương Tử: Biển mây giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ
Phó đại sứ Anh: Nguy cơ tăng trưởng du lịch chững lại nếu 'thắt' thị thực
Phó đại sứ Anh tại Việt Nam Steph Lysaght cho rằng nếu Việt Nam có nhiều quy định khắt khe hơn trong việc cấp thị thực, việc sụt giảm số lượng du khách đến trong thời gian ngắn có thể sẽ không diễn ra nhưng về lâu về dài, tốc độ tăng trưởng chắc chắn sẽ chững lại.
Thị thực: 'Nút cổ chai' có thể khiến các mục tiêu của du lịch Việt Nam thất bại
Theo TS. Lương Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Công ty hàng không Ngôi Sao Việt, nếu không tháo được nút cổ chai trong vấn đề thị thực, việc thực hiện Nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2020 khó có thể thực hiện được.
‘Sẽ là bước thụt lùi nếu bỏ chính sách miễn thị thực’
Vấn đề có tiếp tục gia hạn thị thực đối với du khách 5 nước châu Âu nữa hay không vẫn chưa rõ ràng khi thời điểm hết hạn vào 30 tháng 6 đã cận kề.
Miễn thị thực cho du khách: Đừng ‘tham bát’ bỏ miếng bánh 35 tỷ USD
Hầu hết các nước trong khu vực đang thành công trong việc thu hút du khách quốc tế đều có chính sách miễn thị thực cực kỳ cởi mở, thông thoáng nhằm đạt mục tiêu đón trên 20 triệu khách quốc tế/năm.
Chính phủ ban hành quy hoạch tài nguyên vùng bờ
Quy hoạch tài nguyên vùng bờ tập trung bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, sinh thái biển và các giá trị khác.
Căn hộ nghỉ dưỡng vịnh Bái Tử Long: Đầu tư sinh lời hấp dẫn
Các bất động sản tại những vùng vịnh kín luôn là mục tiêu tìm kiếm của giới đầu tư, vừa nghỉ dưỡng vừa kết hợp khai thác, được che chắn và bảo vệ an toàn trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày một khó lường hiện nay.
Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.