Chậm giải ngân vốn đầu tư công đang làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chậm giải ngân vốn đầu tư công được xem như một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế năm 2017 nếu không có giải pháp kịp thời.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm 2017, nền kinh tế Việt Nam dự kiến đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng kinh tế đề ra.
Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa XIV khai mạc sáng 23/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018.
Thủ tướng cho biết, trong năm 2017, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2017 đạt 6,41%, dự kiến cả năm đạt 6,7%.
Các ngành, lĩnh vực đều có bước tăng trưởng khá, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nông nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2016. Công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng tăng cao, bù đắp được sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng. Dịch vụ, du lịch phát triển vượt bậc, nhất là du lịch quốc tế đến Việt Nam. Xuất nhập khẩu tăng mạnh, vượt xa mục tiêu đã đề ra của cả năm 2017...
Báo cáo cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã mua thêm 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay; kỷ luật tài chính được tăng cường; nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm; vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục; thị trường chứng khoán cao nhất từ 2008; công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu được tăng cường; năng lực cạnh tranh tăng...
Bên cạnh đó, giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,79%, ước cả năm khoảng 4%, lạm phát cơ bản khoảng 1,6%. Đã thực hiện lộ trình giá thị trường đối với dịch vụ y tế tại tất cả các địa phương. Tín dụng 9 tháng tăng 12%, cơ cấu chuyển dịch tích cực, chất lượng được nâng lên; thanh khoản, an toàn hệ thống được bảo đảm.
Mặt bằng lãi suất giảm, trong đó các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5 - 1%. Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ, giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định đã mua thêm hơn 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên trên 45 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay...
Kết quả nổi bật nhất năm 2017 là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế chuyển biến tích cực, có bước đột phá, quý sau cao hơn quý trước và trên đà hướng tới hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của cả năm 2017.
"Đặc biệt, dự báo cả năm 2017, chúng ta đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra Đây là một thành công lớn của đất nước ta", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định tinh thần quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn; thường xuyên đối thoại; cải cách thủ tục hành chính; chỉ đạo rà soát cắt giảm chi phí; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập,... thực hiện các mục tiêu được Quốc hội giao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại như: Chất lượng tăng trưởng; năng suất lao động; năng lực cạnh tranh; giải ngân vốn đầu tư; xử lý nợ xấu; tái cơ cấu nền kinh tế; quản lý đô thị; chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển thị trường khoa học công nghệ; phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; vấn đề nâng cao đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai; quản lý tài nguyên môi trường; tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập,...
Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng nhấn mạnh những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm, giảm nghèo, quản lý môi trường, bảo đảm an sinh xã hội...) trong năm 2018 và những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản cần tập trung nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công được xem như một điểm nghẽn đối với tăng trưởng kinh tế năm 2017 nếu không có giải pháp kịp thời.
Đây là ý kiến được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại cuộc làm việc nhanh với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi chiều tối 19/10.
Có nhiều loại quyền lực trên thế giới: quyền lực ngoại giao, quyền lực văn hoá, quyền lực quân sự và quyền lực kinh tế. Vậy đâu là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường trong nước, đặc biệt với lĩnh vực dịch vụ, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.
Tìm hiểu về các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) qua các con số.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.