Khởi nghiệp
Tiki cần huy động thêm vốn trong vòng Series E
Mục đích huy động thêm vốn của Tiki là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.
Cuối tháng 8/2021, sàn thương mại điện tử Tiki được cho là đang tiến sát tới mốc startup Kỳ lân khi nhận rót vốn 20 triệu USD từ Taiwan Mobile, trong vòng đầu tư Series E, đưa định giá công ty đạt khoảng 741 triệu USD.
Tính riêng trong tháng 8, Tiki đã huy động được 94 triệu USD. Cụ thể, hãng bảo hiểm AIA rót vốn 60 triệu USD vào Tiki. Các quỹ đầu tư AppWorks, CE Fintech Capital, Nextrans lần lượt đổ 7,5 triệu USD, 5 triệu USD và 1,5 triệu USD.
Trao đổi tại một cuộc tọa đàm trực tuyến, lãnh đạo Tiki cho hay, công ty kỳ vọng có thể huy động được số tiền lớn hơn vòng gọi vốn Series E này. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần thương mại điện tử, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.
Trước đó, Tiki đã chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global thành lập tại Singapore. Tiki Global đang sở hữu 90,54% cổ phần Tiki sau khi công ty này chào bán cổ phần riêng lẻ tăng vốn từ 230 tỷ đồng lên 2.430 tỷ đồng.
Chia sẻ với giới truyền thông, đại diện Tiki tiết lộ, công ty đang mở đường cho hoạt động phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tiki tại nước ngoài, thông qua một công ty thâu tóm sáp nhập chuyên dụng (SPAC) tại Singapore.
Theo số liệu kinh doanh mới nhất, Tiki đang gần đạt đến điểm hòa vốn trong năm kinh doanh 2020 khi báo cáo tài chính ghi nhận mức lỗ sau thuế 3,8 tỷ đồng, giảm mạnh từ con số lỗ 1.765 tỷ đồng của năm 2019.
Hiện tại, lượt truy cập trung bình vào website thương mại điện tử của Tiki đang có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể là giảm 17,2 so với quý trước đó, theo iPrice.
Phía iPrice nhận định, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa nhóm đầu tại Việt Nam đang có sự thay đổi nhất định. Theo như xu hướng hiện tại, cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại.
Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD. Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.
Điều đó cho thấy rằng thấy rằng thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có triển vọng tích cực và dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có khả năng cao sẽ còn liên tục tạo nên những thay đổi khác nữa trong tương lai.
Tiki tiến gần hơn đến ngưỡng startup Kỳ Lân
Khơi thông nguồn nhân lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã bước vào giai đoạn trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư theo chiều sâu để có thể tạo ra các startup có chất lượng cao và mang tầm quốc tế.
Startup mua sắm xuyên biên giới được VinaCapital rót vốn
Dutycast giúp loại bỏ những rào cản trong việc mua sắm xuyên biên giới như ngôn ngữ và phương thức thanh toán, mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm quốc tế an toàn và minh bạch.
Điều gì đang đợi các startup trong cuộc suy thoái?
Bản thân startup đã mang đầy tính rủi ro, giờ đây còn đặt cạnh “suy thoái kinh tế”, hẳn điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là một bức tranh u ám.
Nguồn gốc tạo nên những kết quả đột phá
Tôi chia sẻ câu chuyện này với bạn để bạn hiểu về cách mà đội ngũ Chuyển đổi kỹ thuật số của chúng tôi tại Mekong Capital đã cam kết để trở thành nguồn gốc của sự chuyển hóa.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.