Tiêu điểm
Tìm cách hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành
Bộ Công thương đề nghị các địa phương và EVN rà soát các dự án điện mặt trời, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Công thương giao chỉ đạo các đơn vị con lập danh sách với các hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất từ 100 kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá FIT tại Quyết định số 13/2020.
Đồng thời xác nhận lại các hệ thống điện này đảm bảo quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành, hợp đồng mua bán điện và các quy định khác gửi về Sở Công thương địa phương trước ngày 11/3 để cung cấp danh sách hệ thống điện mặt trời mái nhà để tổng hợp.
Trên cơ sở danh sách này, bộ cũng yêu cầu EVN nghiên cứu, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế cắt giảm nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư. Tập đoàn cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương về vấn đề này. Các thông tin được gửi về trước ngày 12/3.
Các địa phương cũng phải phối hợp với các sở, ngành liên quan để rà soát, đánh giá các dự án điện mặt trời mái nhà. Trước đó, ngày 5/3, Bộ Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra về phát triển điện mặt trời bao gồm điện mặt trời mặt đất nối lưới, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Vào tháng 2/2021, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm soát sự phát triển điện mặt trời, không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này. Bộ Công Thương được giao chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các bên liên quan rà soát tổng thể các dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời mái nhà.
Theo số liệu của EVN, đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia chưa tính đến điện mặt trời mái nhà đạt khoảng trên 62.000 MW, trong đó, công suất các nguồn điện mặt trời trên mặt đất đạt 8.838 MW; công suất nguồn điện mặt trời trên mái nhà tham gia cung ứng điện đến cuối năm 2020 ghi nhận khoảng 8.000 MW.
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà không được kiểm soát phù hợp với nhu cầu sử dụng, đặc biệt vào tháng 12/2020 gây khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện quốc gia.
Nhu cầu sử dụng điện trong năm ngoái cũng bị giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19. Cụ thể, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của hệ thống điện quốc gia chỉ đạt khoảng 245,9 tỷ kWh, tăng khoảng 2,7% so với năm 2019 và giảm 15,6 tỷ kwh so với kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được Bộ Công thương phê duyệt vào cuối năm 2019.
Do đó, từ đầu năm 2021, EVN đã phải xây dựng và thực hiện phương án cắt giảm nguồn điện mặt trời, cũng như nguồn điện năng lượng tái tạo khác trong hệ thống điện quốc gia, có thể gây lãng phí nguồn lực xã hội và tâm lý lo lắng, bức xúc của nhiều nhà đầu tư.
Nhiệt điện khí LNG không dễ bùng nổ ở Việt Nam như điện mặt trời
Rà soát các dự án điện mặt trời
Thủ tướng đã có chỉ đạo đối với Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, EVN và các cơ quan liên quan một số nội dung về việc rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời
Nhiệt điện khí LNG không dễ bùng nổ ở Việt Nam như điện mặt trời
Các dự án nhiệt điện khí LNG sẽ gặp nhiều khó khăn khi triển khai hơn so với các dự án nhiệt điện than - vốn đã phải đối mặt với tình trạng chậm tiến độ triền miên, theo Viện Kinh tế Năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA).
T&T Group đồng loạt hòa lưới 3 nhà máy điện mặt trời
Với việc nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3, Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 lần lượt hòa lưới điện quốc gia vào ngày 22 và 31/12/2020, Tập đoàn T&T Group hiện đã đưa vào chính thức vận hành 4 nhà máy điện mặt trời, tương đương tổng công suất 245 MWp.
Vốn Trung Quốc 'ẩn thân' thâu tóm điện mặt trời Vĩnh Hảo
Nhiều điều trùng hợp thú vị trong thương vụ thâu tóm Công ty CP Điện mặt trời Vĩnh Hảo, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại tỉnh Bình Thuận.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.