Nhịp cầu kinh doanh
Tín dụng hưu trí: Giá trị kinh tế và nhân văn đối với xã hội
Đối với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam hiện nay, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đều thấp hơn. Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng cần phải giải quyết thông qua các nỗ lực cải cách đến từ khu vực nhà nước và cả tư nhân.
Việt Nam đang gặp tình trạng “chưa giàu đã già”
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới được công bố từ năm 2016 đã nhận định, với tình trạng tỷ lệ sinh giảm đi và tuổi thọ tăng lên, từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia có dân số đang già đi và dự kiến sẽ trở thành quốc gia có dân số già từ năm 2035, do vậy Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đáng chú ý, Việt Nam chứng kiến sự chuyển đổi này ở giai đoạn phát triển kinh tế sớm hơn và ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các quốc gia khác.
Theo đó, không giống như nhiều quốc gia khác đã từng trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học này, Việt Nam đang gặp tình trạng “chưa giàu đã già”. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 40% mức trung bình toàn cầu và cần phải đi một quãng đường dài mới bắt kịp được các quốc gia phát triển khác trong khu vực và để đạt được mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Tốc độ già hóa dân số nhanh cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có ít thời gian để điều chỉnh các chính sách cho thích hợp với tình trạng già hóa dân số hơn so với những nền kinh tế phát triển trước đây.
Thực tế cho thấy tại Việt Nam, nhiều chính sách liên quan đến an sinh xã hội, chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi đã được luật hóa trong Luật Người cao tuổi. Nhà nước cũng đã có quỹ chăm sóc người cao tuổi; có trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo hoặc không có người nuôi dưỡng…
Theo số liệu thống kê, nguồn sống của người cao tuổi Việt Nam khá đa dạng, từ lao động của chính bản thân là 30%; từ lương hưu, trợ cấp và của cải tích lũy từ khi còn trẻ và do con cháu chu cấp 39,3%. Tại khu vực thành thị, lương hưu, trợ cấp là nguồn sống chính của 36,5%, trong khi đó chỉ có 21,9% người cao tuổi ở nông thôn được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp và có tới 35,2% người cao tuổi ở nông thôn phải tự lao động kiếm sống.
Cả nước hiện có gần 400 nghìn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, 130 nghìn người cao tuổi làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương… Một nghiên cứu đáng chú ý của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho biết, 80% dân số sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tìm thêm việc làm.
“Việt Nam hiện đang ở ngã rẽ quan trọng”, “Cửa sổ cơ hội” về nhân khẩu học đang bắt đầu khép lại khi tốc độ già hóa dân số tăng nhanh. “Già trước khi giàu” đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với một loạt thách thức đòi hỏi những nỗ lực cải cách lớn. Quốc gia phải tiếp tục tận dụng lợi thế dân số vàng đồng thời giảm thiểu những cản lực tăng trưởng và những thách thức do chi phí tài khóa cao từ quá trình già hóa. Điều này sẽ đòi hỏi phải có những lựa chọn khó khăn và thực hiện các cải cách chính sách lớn”, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận định.
Có thể thấy, người cao tuổi có lợi thế khi làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhiều mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ này rất đặc biệt được bồi đắp qua nhiều năm tích luỹ mà người trẻ không thể có được. Chính những điều này góp phần cho sự thành công, phát triển cùng tinh thần khởi nghiệp của người cao tuổi. Tuy nhiên, không ít người cao tuổi có sức khỏe và khả năng lao động nhưng gặp khó khăn trong vấn đề tìm nguồn vốn.
Tín dụng tuổi vàng – An nhàn hưu trí
Đồng hành với người cao tuổi trong việc khởi nghiệp, LienVietPostBank đã triển khai sản phẩm “Tín dụng hưu trí” từ nhiều năm nay với mục tiêu bên cạnh giá trị kinh tế, sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn đặc biệt đối với xã hội.
Một lãnh đạo cao cấp LienVietPostBank cho biết, đây là sản phẩm chỉ dành cho nhóm khách hàng hưu trí giúp cho các cán bộ hưu trí có thêm nguồn tài chính để nâng cao chất lượng đời sống của bản thân; thực hiện các dự án kinh doanh của riêng mình và thêm nguồn tài chính giúp đỡ người thân khi cần. Sản phẩm cũng đồng thời góp phần phổ cập tài chính vi mô và giải quyết tình trạng tín dụng đen tại khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

LienVietPostBank kết hợp chặt chẽ với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam để cung cấp sản phẩm đến khách hàng trên địa bàn cả nước. Điều này tạo cơ hội thuận tiện cho khách hàng trong tuổi hưu tại tất cả khu vực vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại do ngân hàng cung cấp. Đồng thời được giao dịch tại địa điểm quen thuộc với người dân, từ đó làm thay đổi nhận thức “ngại vay, sợ ràng buộc”… của khách hàng khi muốn vay tiền tại các tổ chức tín dụng.
“Đây là sản phẩm tín dụng đặc trưng của LienVietPostBank, được triển khai thử nghiệm từ năm 2014 và triển khai chính thức từ năm 2015 với quy mô trên toàn mạng lưới giao dịch của ngân hàng cũng như các điểm bưu điện trên toàn quốc”, vị lãnh đạo LienVietPostBank nhấn mạnh.
Được biết, sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đã nghỉ hưu được hưởng lương hưu và khách hàng mất sức lao động được trả trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mức cho vay cao, lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay lên đến 5 năm và thủ tục vay vốn đơn giản, dễ dàng, nhanh gọn. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng không cần phải đi lại nhiều lần do việc cung cấp sản phẩm được ngân hàng phối hợp với bưu điện tư vấn cung cấp tại các phòng giao dịch bưu điện và tại các điểm chi trả lương hưu trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh việc tạo thuận lợi và an toàn cho các khách hàng tham gia sản phẩm Tín dụng hưu trí, đồng thời phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính Phủ, ngân hàng đã gia tăng lợi ích bằng cách mở tặng khách hàng vay hưu trí một Thẻ Hưu trí để nhận lương hưu qua tài khoản, với ưu đãi hấp dẫn như miễn các loại phí phát hành, phí rút tiền, quản lý tài khoản; miễn số dư duy trì trong tài khoản, cũng như phí đăng ký và phí thường niên các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking……
“Tất cả trong mục tiêu giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, dễ dàng nhận lương trong mùa dịch và chủ động trong việc thanh toán khoản vay cũng như giao dịch thường ngày. Điều này đặc biệt phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và trong bối cảnh ứng phó đại dịch Covid-19 hiện nay”, vị lãnh đạo cao cấp LienVietPostBank nói.
Lợi nhuận LienVietPostBank tăng trưởng 60%
LienVietPostBank vào Top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu 2021 của Forbes
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã chứng khoán LPB) vừa được vinh danh trong Top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021 do Tạp chí Forbes Việt Nam công bố và Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
Lợi nhuận LienVietPostBank tăng trưởng 60%
Trong 9 tháng đầu năm, nhờ nhiều mảng kinh doanh tăng trưởng cao, LienVietPostBank ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 2.200 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 60% so với cùng kỳ năm trước.
VietnamPost thay người đại diện trong HĐQT của LienVietPostBank
VietnamPost thông báo bà Chu Thị Lan Hương sẽ không còn là người đại diện phần vốn góp của VietnamPost tại LienVietPostBank do đó bà Hương không còn là thành viên HĐQT của LienVietPostBank từ 23/7.
LienVietPostBank lãi hơn 2.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm
So với chỉ tiêu lợi nhuận 3.200 tỷ đồng của cả năm 2021, LienVietPostBank hiện đã hoàn thành gần 2/3 kế hoạch dù mới đi được nửa chặng đường.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
Cốt lõi của phong cách Dolce Far Niente là đề cao sự cân bằng hoàn hảo về mọi mặt, là hưởng thụ một cách trọn vẹn, không vướng bận, không âu lo ngay cả giữa phố thị tấp nập, phồn hoa.
Vietnam Airlines tăng tần suất bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tới Manila
Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng giữa Việt Nam và Philippines, Vietnam Airlines thông báo tăng tần suất khai thác đường bay từ ngày 01/4/2025.
Thị trường bất động sản Phú Quốc tăng nhiệt sau cột mốc Đô thị loại 1 và APEC 2027
Được công nhận là đô thị loại I và chọn làm địa điểm tổ chức APEC khiến thị trường bất động sản Phú Quốc vốn dĩ đã rất hấp dẫn trong thời gian qua lại càng trở nên sôi sục.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.