Tài chính
Lợi nhuận LienVietPostBank tăng trưởng 60%
Trong 9 tháng đầu năm, nhờ nhiều mảng kinh doanh tăng trưởng cao, LienVietPostBank ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 2.200 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 60% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận ròng đạt 2.228 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 60% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng quý 3, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận 611 tỷ đồng.
Lợi nhuận của LienVietPostBank tăng trưởng tích cực nhờ đóng góp từ nhiều mảng kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2021, thu nhập lãi thuần đạt 6.312 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ; lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 52,9% đạt 546 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 86% đạt 119 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán cũng có lãi 7 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ 62 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, lãi từ hoạt động khác lại giảm xuống còn 30 tỷ đồng.
Bên cạnh tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh, chi phí hoạt động của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.326 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 3.690 tỷ đồng, tăng 79%.
Trong quý 3, LienVietPostBank đẩy mạnh chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ lên 887 tỷ đồng, tăng 176%. Đây có thể là chi phí dự phòng bổ sung cho các khoản vay được tái cơ cấu theo Thông tư 03. Mặc dù vậy, nếu so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận năm nay của ngân hàng vẫn tăng mạnh.
Về chất lượng tài sản, tính tới ngày 30/9/2021, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt 254.622 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 11%, lên 195.829 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 2% so với đầu năm, ghi nhận 178.842 tỷ đồng.
Nợ xấu cũng tăng 10% so với đầu năm, ở mức 2.783 tỷ đồng. Riêng nợ nghi ngờ tăng lên 974 tỷ đồng. Tốc độ tăng nợ xấu chậm hơn tổng dư nợ, do đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,43% xuống 1,42%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 98%, tăng so với mức 89% cuối năm trước.
LienVietPostBank đang tập trung phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh mạng lưới, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng, dễ bị ảnh hưởng bởi “tín dụng đen”.
Năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2020 và có thêm 1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng và đến năm 2025 có khoảng 5 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng LienViet24h.
Hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với 556 chi nhánh/ phòng giao dịch và 613 phòng giao dịch bưu điện, công nghệ và chuyển đổi số giúp LienVietPostBank giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao năng suất lao động trên toàn hệ thống.
Gần đây, LienVietPostBank đã nâng tổng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng theo phương án trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12%. Sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng còn có kế hoạch phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, phát hành 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành 35 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP. Sau khi hoàn thành được tất cả các đợt phát hành này, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên 15.703 tỷ đồng.
LienVietPostBank lãi hơn 2.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.