Toan tính của bầu Hiển trên sân vận động Hàng Đẫy mới

Trần Dũng Thứ năm, 03/05/2018 - 16:26

Bán vé vào cửa chắc chắn sẽ là một phương án được tính đến. Nhưng trong trường hợp người hâm mộ thủ đô chưa hào hứng với bóng đá, bầu Hiển sẽ phải tính cách khác.

Mô hình sân vận động Hàng Đẫy mới.

Cuối tháng 3 vừa qua, Tập đoàn T&T đã đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư phát triển dự án nâng cấp mở rộng sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) với Tập đoàn Bouygues của Pháp. Bản hợp đồng có trị giá 250 triệu Euro (khoảng 7.000 tỷ đồng) hứa hẹn sẽ khoác lên SVĐ Hàng Đẫy một diện mạo mới đầy hoành tráng.

Hàng Đẫy hiện là sân nhà của câu lạc bộ Hà Nội. Chia sẻ với TheLEADER, Ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn T&T kiêm ông bầu của câu lạc bộ Hà Nội cho biết, toàn bộ SVĐ cũ sẽ được dỡ bỏ để xây mới lại hoàn toàn. Dự kiến công trình sẽ được khởi công vào đầu năm 2019.

Khi Nhà nước dần nhượng lại các sân vận động

Việc tư nhân tham gia vào đầu tư vào sân vận động còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng không mới trên thế giới.

Theo thống kê của KPMG, tại châu Âu, tại Anh, số lượng SVĐ do Nhà nước quản lý đã giảm xuống dưới 50%. Nguyên nhân đến từ việc Nhà nước vận hành các SVĐ ngày càng kém hiệu quả. 

Ban đầu, các SVĐ được xây dựng với mục đích như những công trình công cộng. Theo thời gian, các SVĐ ít được bảo trì bắt đầu xuống cấp và để giảm thiểu chi phí, Nhà nước huy động tư nhân vào với vai trò hỗ trợ về nguồn lực. Điều này có thể thấy rõ tại châu Âu, khi có hàng trăm SVĐ lớn nhỏ có tuổi đời trên 40 năm.

Các câu lạc bộ bóng đá đã từng bước mua lại cổ phần để nắm lại quyền sở hữu chính sân vận động của mình. Trường hợp của Bayern Munich mua lại quyền sở hữu sân Allianz Arena là một ví dụ. Tại Ý, sau khi Juventus cho thấy thành công với mô hình xây sân vận động riêng vào năm 2011, hàng loạt đội bóng tại Serie A và Serie B cũng đang triển khai một kế hoạch tương tự.

Lý do nào khiến các nhà đầu tư ngày càng bị hấp dẫn đổ tiền vào sân vận động? 

Nếu chỉ đơn thuần là xây sân vận động và thu tiền vé, sẽ rất khó để coi đây là một khoản đầu tư hấp dẫn. Quá trình nâng cấp hay xây mới một sân vận động yêu cầu một khoản tiền lớn và cần được thu hồi từ nhiều mảng kinh doanh khác nhau.

Với đặc thù đất đai tại Việt Nam, việc câu lạc bộ Hà Nội mua lại sân vận động Hàng Đẫy là điều khó thành hiện thực. Ông Hiển cho hay, T&T Group sẽ thu hồi vốn đầu tư với hình thức tự quản lý kinh doanh khai thác.

Bán vé vào cửa chắc chắn sẽ là một phướng án được tính đến. Nhưng trong trường hợp người hâm mộ thủ đô chưa hào hứng với bóng đá, bầu Hiển sẽ phải tính cách khác.

Theo phương án thiết kế, SVĐ Hàng Đẫy sẽ có hơn 2 vạn chỗ ngồi, 4 tầng hầm 2 tầng nổi. Trong đó 4 tầng hầm là bãi đỗ xe công cộng và trong các trận bóng đá thì là nơi đỗ xe cho các cổ động viên đến sân, 2 tầng nổi sẽ là khu vực SVĐ có mái che với thiết kế hiện đại, đẳng cấp đạt tiêu chuẩn FIFA.

Ngoài ra, các tầng nổi bao quanh khán đài được thiết kế là các khu vực văn phòng, trung tâm thương mại…, tạo thành một quần thể sân vận động rất hiện đại.

Mô hình mà T&T nhắm tới cho Hàng Đẫy là SVĐ phức hợp, không chỉ phục vụ cho bóng đá, mà cả các hoạt động sự kiện khác.

Đây cũng là mô hình kinh doanh được nhiều SVĐ trên thế giới lựa chọn. SVĐ Veltins Arena của câu lạc bộ Schalke 04 (Đức) được thiết kế để làm sân đá bóng, nhưng còn có ‘biến hình’ để trở thành nơi thi đấu của hàng loạt môn thể thao khác nhau, từ bóng đá Mỹ, hockey trên băng, hay thậm chí cả biểu diễn mô tô.

Trong những ngày không có bóng đá, SVĐ có thể làm nơi tổ chức hòa nhạc, hội nghị hay các sự kiện cá nhân. Kể từ khi mở cửa vào năm 2001, trung bình mỗi năm, Veltins Arena tổ chức từ 25 – 30 sự kiện quốc tế và thu hút 1,5 triệu người tới tham gia, nhiều trong số chẳng hề quan tâm tới bóng đá.

Ngoài ra, câu lạc bộ Shalke 04 còn sở hữu 32 cửa hàng ăn uống và 3 nhà bếp bố trí quanh SVĐ, cùng 4 khu nghỉ dưỡng để phục vụ tôi đa nhu cầu của cổ động viên.

Bầu Hiển đang tính làm gì trên sân vận động Hàng Đẫy mới?
Sân nhà của CLB Shalke 04 trở thành nơi trình diễn nhạc hội

Không công bố cụ thể, song bầu Hiển cũng chia sẻ, mục tiêu của SVĐ Hàng Đẫy mới khi trở thành một “trung tâm thể thao, văn hóa mới” .

Khách hàng của SVĐ mới có thể là những cổ động viên của Hà Nội T&T, cũng có thể chỉ là những người đến xem hòa nhạc, dự hội nghị hay đơn thuần là vui chơi ăn uống. Chiến lược kinh doanh này sẽ giúp Hàng Đẫy vẫn hoạt động nhộn nhịp cả trong những ngày không bóng đá.

Chi phí đầu tư quá lớn?

Tất nhiên, để có đầy đủ tiện ích như vậy, đòi hỏi SVĐ cũng phải được thiết kế linh hoạt. Chẳng hạn, ghế ngồi có thể dịch chuyển, bổ sung thêm kho hàng, cho phép các loại xe lớn đi vào hay đường piste có thể thu lại. Với sân Hàng Đẫy mới, việc đường piste sẽ bị loại bỏ hoàn toàn cho thấy một phần trong kế hoạch xây dựng SVĐ đa năng.

Chi phí đầu tư cho một SVĐ đa năng cũng lớn hơn so với SVĐ truyền thống. Đây cũng là điểm đáng chú ý của T&T Group khi công bố dự án Hàng Đẫy. Ước tính, SVĐ mới sẽ có tổng vốn đầu tư là 250 triệu euro, T&T Group sẽ tham gia một phần vốn và tập đoàn Bouygues sẽ tham gia một phần.

Với 250 triệu euro, SVĐ Hàng Đẫy mới ước tính sẽ được xây mới trên khu đất rộng khoảng 3ha, với tổng số 22.500 chỗ ngồi.

Xét về mặt quy mô, SVĐ Hàng Đẫy có quy mô không lớn. Tuy nhiên, con số tổng đầu tư lên tới 250 triệu USD lại quá lớn. Để phân tích hoạt động xây dựng của các sân vận động, KPMG đã thống kê chi phí đầu tư trên mỗi ghế của các SVĐ tại châu Âu. 

Một SVĐ kinh phí xây dựng thấp sẽ có chi phí đầu tư trên mỗi ghễ dưới 3.000 euro, mức trung bình là từ 3.000 – 6.000 euro và mức cao là trên 10.000 euro/ghế. Theo thống kê của KPMG, SVĐ xây dựng tốn kém nhất là Wembley ở London với chi phí là 10.137 euro/ghế.

Tuy nhiên, nếu lấy con số 250 triệu euro tiền đầu tư chia cho 22.500 ghế trên sân Hàng Đẫy, con số chi phí cho mỗi ghế lên tới 11.100 euro, còn cao hơn cả chi phí xây dựng sân Wembley.

Bầu Hiển đang tính làm gì trên sân vận động Hàng Đẫy mới? 1
Một SVĐ cùng quy mô có chi phí đầu tư thấp hơn khá nhiều so với SVĐ Hàng Đẫy

Vì vậy, con số 250 triệu euro này nhiều khả năng sẽ bao gồm các chi phí để T&T chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trên sân vận động, để xây dựng văn phòng, trung tâm thương mại, và các khu tiện ích gia tăng khác, phục vụ cho việc thúc đẩy nguồn thu.

Bên cạnh đó, một phần trong quản chi này sẽ được dùng để xử lý một vấn đề quan trọng. Đó là giao thông. Nằm giữa trung tâm Hà Nội, khu vực SVĐ Hàng Đẫy hiện nay đã phải chịu sức ép từ lưu lượng giao thông rất lớn, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Việc địa điểm này phải đón tiếp một lưu lượng khách hàng khổng lồ đến hàng ngày, không chỉ để xem bóng đá mà còn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí khác chắc chắn sẽ tạo áp lực rất lớn cho hạ tầng.

Ông Hiển cho biết, giao thông từ đầu đã là vấn đề rất quan trọng được đặt ra khi tiến hành cải tạo, xây mới sân vận động Hàng Đẫy. SVĐ sẽ phải đảm bảo được việc kết nối thuận tiện với các tuyến tàu điện trong tương lai.

“Riêng về giao thông, chúng tôi đã thuê riêng một đơn vị tư vấn về giao thông, nhằm đảm bảo giao thông khu vực này luôn đảm bảo, an toàn”, Chủ tịch tập đoàn T&T cho biết.

Thừa nhận T&T chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề vận hành một quần thể lớn như vậy, ông Hiển cho biết, tập đoàn Bouygues sẽ tham gia hợp tác quản lý, vận hành khai thác kinh doanh SVĐ mới.

“Khi cả hai bên cùng tham gia đầu tư, cùng tham gia vận hành khai thác thì trách nhiệm rất cao, họ sẽ giới thiệu sân vận động Hàng Đẫy ra với thế giới, mở thêm các cơ hội giao thương hợp tác, quảng bá văn hóa …, thu hút sự quan tâm đầu tư, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội”, ông Hiển nói.

Nhà đầu tư chiến lược: Từ Vivaso đến Vingroup, T&T

Nhà đầu tư chiến lược: Từ Vivaso đến Vingroup, T&T

Doanh nghiệp -  7 năm
Hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa trong nhiều năm qua mang lại cho các nhà đầu tư chiến lược những quyền lợi đặc biệt.
Nhà đầu tư chiến lược: Từ Vivaso đến Vingroup, T&T

Nhà đầu tư chiến lược: Từ Vivaso đến Vingroup, T&T

Doanh nghiệp -  7 năm
Hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa trong nhiều năm qua mang lại cho các nhà đầu tư chiến lược những quyền lợi đặc biệt.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  13 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  49 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.