Thủ tướng quyết định phương án xử lý 12 dự án thua lỗ ngành công thương
Các phương án "giải cứu" 12 dự án thua lỗ của ngành công thương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
"Đến thời điểm hiện tại, không phải chỉ 12 dự án yếu kém, thua lỗ nữa mà có hơn 40 dự án rồi", ông Hồ Đức Phớc cho hay.
Thông tin này được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, Đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An – cho biết trong phiên thảo luận ở Tổ sáng 24/10 khi thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Tổng Kiểm toán Nhà nước tỏ ra sốt ruột với việc Ngân hàng Nhà nước chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng nợ xấu trong các tổ chức tín dụng, cũng như việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Mặc dù GDP quý 3 tăng đột biến, kéo theo tăng trưởng của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm, nhưng ông Phớc bày tỏ lo ngại nền kinh tế tiềm ẩn rủi ro vì tính bền vững và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế không thực sự mạnh.
“GDP quý 3 tăng đột biến chủ yếu là tăng từ thu hút đầu tư FDI, trong đó có 2 đầu tàu Formosa và Samsung, nên nếu có rủi ro về môi trường hay rủi ro về sản phẩm thì chắc chắn nền kinh tế không bền vững”.
Trong khi đó, chúng ta đạt tăng trưởng cao trong du lịch, dịch vụ và FDI nhưng mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ nỗ lực của người dân và doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, chúng ta phát hành 148 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhưng mới chỉ giải ngân được 7%.
“Nếu 9 tháng vừa qua giải ngân được trái phiếu Chính phủ thì chắc chắn GDP đã khác, trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ là 6,2% nhưng không giải ngân được nên Kho bạc Nhà nước lại mang tiền đi gửi ngân hàng”.
Nợ xấu vẫn cao, tài chính không được bền vững, điều đó khiến người đứng đầu ngành Kiểm toán lo ngại: “Nếu bán hết vốn nhà nước đi rồi thì không biết nhiệm kỳ sau lấy gì mà chi tiêu”.
“Riêng trả lãi vay và gốc mỗi năm 98 nghìn tỷ, cân đối ngoại bảng 160 nghìn tỷ đồng vay đảo nợ, giống như một hộ gia đình vay đến hạn phải trả lại phải đi vay người này người khác để trả nợ.”
Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, năm 2017 chắc chắn sẽ hụt thu ngân sách năm thứ 3 liên tiếp, giải ngân xây dựng cơ bản chậm lại. Bội chi ngân sách của địa phương giảm nhưng của Trung ương lại tăng lên, việc xử lý doanh nghiệp yếu kém gần như dậm chân tại chỗ.
“Đến thời điểm hiện tại không phải chỉ 12 dự án yếu kém, thua lỗ nữa mà hơn 40 dự án rồi”, ông Hồ Đức Phớc cho hay.
Tổng Kiểm toán Nhà nước bày tỏ hoan nghênh sự chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và sự năng động của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, chuyển động ở trên thì mạnh nhưng bên dưới thì còn khó khăn.
“Chúng tôi đi giải quyết một số công việc mang tính hành chính còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ bản thân chúng tôi làm văn bản kiểm toán vấn đề xin đất xây trường mà gần 1 năm trời mới được giải quyết sau khi có sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Có những địa phương được cũng không trả lời, không được cũng không trả lời. Chính phủ thì quyết tâm nhưng cứ xuống đến cấp Vụ là tắc. Chúng tôi hoan nghênh và ghi nhận sự năng nổ của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng nhưng bên dưới mà không cải cách thì rất khó đưa chính sách đến với doanh nghiệp và người dân”.
Góp ý với dự toán ngân sách nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, trước tiên phải giải quyết được nợ công, đặc biệt là nợ quá hạn, nếu không sẽ để lại gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Tiếp đó là phải giải quyết được vấn đề về hụt thu ngân sách, nợ đọng thuế, bội chi ngân sách trung ương tăng cao hơn dự toán; phải xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém một cách dứt điểm, nếu không hàng chục nghìn tỷ cứ ra đi.
Các phương án "giải cứu" 12 dự án thua lỗ của ngành công thương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau 9 tháng triển khai xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương, Nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 1 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư đặt vấn đề hợp tác kinh doanh hoặc mua lại, các vấn đề pháp lý với các nhà thầu ở một số dự án thép, đạm cũng có tiến triển với các kết quả rõ ràng.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.