Gỡ điểm nghẽn cấp sổ đỏ, sổ hồng
Việc TP. HCM giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho quận, huyện đang được kỳ vọng sẽ gỡ điểm nghẽn tồn tại lâu nay.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM sẽ phối hợp với các sở ngành liên quan cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận nhà ở.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho biết, từ khi Luật Đất đai có hiệu lực đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và giải quyết cấp giấy chứng nhận cho 352 dự án, trong đó đã cấp giấy chứng nhận được 85.046 căn (bao gồm căn hộ và nhà ở thấp tầng).
Việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án được Sở Tài nguyên và môi trường giải quyết tăng qua từng năm: năm 2018 cấp được 13.026 căn, 2019 cấp được 12.331 căn, 2020 cấp được 16.528 căn.
Riêng 9 tháng đầu năm 2021, đã giải quyết cấp giấy chứng nhận được 12.476 căn, dự kiến ba tháng cuối năm sẽ cấp thêm được 6.500 căn nhà (trong đó: 4.448 căn nhà đã phát hành phiếu chuyển thuế và đang chờ người mua nhà thực hiện đóng thuế; 2.052 căn dự kiến tiếp nhận, giải quyết trong ba tháng cuối năm).
Đặc biệt trong thời gian hơn 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 31/5/2021, số lượng hồ sơ cấp đạt được 3.462 giấy chứng nhận.
Thực tế, dù đã cố gắng nhưng số lượng nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận vẫn còn nhiều, mặc dù người mua nhà đã nhận bàn giao và đã vào ở ổn định, điều này ảnh rất lớn đến thị trường bất động sản, lợi ích của người dân, cũng như uy tín của chủ đầu tư dự án.
Do quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở của chủ đầu tư trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn với sự chi phối, áp dụng thực hiện nhiều pháp luật có liên quan. Cụ thể, hiện nay thành phố còn khoảng 63.494 căn chưa được cấp giấy chứng nhận, được phân ra làm hai trường hợp.
Trường hợp một là đã đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, hiện người mua nhà, chủ đầu tư đã nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai (người mua nhà đang thực hiện thuế hoặc hồ sơ đang rà soát) có 7.998 căn. Chủ đầu tư dự án, người mua nhà chưa nộp hồ sơ là 29.423 căn.
Trường hợp hai là chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, vướng mắc do dự án có nguồn gốc công sản, đất sử dụng cho công ích là 3.092 căn; chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính bổ sung 7.119 căn; cơ quan nhà nước đang thanh tra, kiểm tra 2.435 căn; do vi phạm xây dựng 3.408 căn; loại hình bất động sản mới 10.019 căn.
Trước thực tế đó, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho biết, mục tiêu từ nay đến tháng 12/2023, sở sẽ chủ trì phối hợp với các sở, ngành và chủ đầu tư dự án giải quyết cấp giấy chứng nhận cho 37.421 căn nhà đã đủ điều kiện.
Đồng thời tháo gỡ những dự án còn vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận cho người mua, cụ thể như: những dự án có vi phạm xây dựng; những dự án phải rà soát, xác định nộp nghĩa vụ tài chính bổ sung do dự án có thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch…và vướng mắc cấp giấy chứng nhận cho loại hình bất động sản mới (shophouse, oficetel).
Sở Tài nguyên và môi trường cũng sẽ chủ động cùng với Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố để đẩy nhanh công tác thẩm định, trình UBND TP.HCM phê duyệt nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với các dự án nhà ở.
Hoàn thiện, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ trong công tác tiếp nhận hồ sơ, phải đảm bảo được số lượng hồ sơ nộp được nhiều nhất và trong thời gian nhanh nhất; người mua nhà, chủ đầu tư dự án có thể dễ dàng tra cứu thông tin để biết được tiến độ giải quyết hồ sơ.
Phối hợp với cơ quan thuế xây dựng quy chế phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ xác định nghĩa vụ tài chính cho người mua nhà…
Việc TP. HCM giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho quận, huyện đang được kỳ vọng sẽ gỡ điểm nghẽn tồn tại lâu nay.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.