Quốc tế

Trung Quốc có lợi hay hại từ vụ bắt lãnh đạo Huawei?

Lan Phương Thứ bảy, 08/12/2018 - 19:55

Việc bắt giữ Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Châu không chỉ là cú sốc mà còn gây ra cuộc tranh luận tại Trung Quốc liên quan đến khả năng tiếp tục đàm phán thương mại hoặc kết hợp 2 vấn đề để trả đũa.

Bà Châu không chỉ là một trong những lãnh đạo cấp cao nhất của Huawei mà còn là con gái của người sáng lập ra tập đoàn này

Cuộc bàn luận gần đây từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc đang cho thấy sự phân chia giữa một bên là nhóm người ưu tiên kinh tế và một bên là nhóm người muốn đối phó với an ninh quốc gia, Bloomberg đưa tin.

Trong khi nhóm đầu tiên cho rằng hai vấn đề cần được tách biệt, nhóm thứ hai lại muốn chống lại Mỹ.

Bà Châu không chỉ là một trong những lãnh đạo cấp cao nhất của Huawei mà còn là con gái của người sáng lập ra tập đoàn này. Theo Wall Street Journal, vụ bắt giữ lần này là cú sốc đối với người cha là Nhậm Chính Phi – người đã xây dựng và biến Huawei trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới.

Huawei đang ngày càng trở nên quan trọng khi là một trong những cái tên mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc và là yếu tố then chốt trong kế hoạch thống trị các công nghệ mới như 5G của quốc gia này.

Những người lo lắng cho nền kinh tế cảnh báo về khả năng sụp đổ trong đàm phán thương mại với Mỹ, điều sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại hơn nhiều vụ bắt giữ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đe dọa sẽ tăng thuế lên mức 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc nếu hai quốc gia không đạt được thỏa thuận trong vòng 90 ngày.

Theo dự báo từ Bloomberg Economics, trong trường hợp xấu nhất khi toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị nâng thuế lên mức 25%, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 1,5 điểm % xuống mức khoảng 5% trong năm tới.

"Sự bắt giữ CFO của Huawei không phải là một sự cố tình cờ và sẽ phủ bóng lên các cuộc đàm phán thương mại. Tuy nhiên cả hai bên sẽ cùng làm việc để ngăn chặn những ảnh hưởng đó", Bloomberg dẫn lời nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Wei Jianguo.

Những người liên quan nhiều đến an ninh quốc gia lại nhìn mọi thứ không giống vậy. Trong mắt họ, ông Tập Cận Bình nhún nhường quá nhiều và trở nên yếu đuối đối với công chúng. Việc bắt giữ lãnh đạo cấp cao của Huawei được xem là một chiến thuật khác của Mỹ để có nhiều đòn bẩy hơn.

Theo New York Times, vụ bắt giữ lần này nhằm vào mục tiêu đối ngoại của Nhà Trắng, bao gồm cuộc đấu gay gắt trong lĩnh vực công nghệ cũng như lệnh trừng phạt hướng vào Iran.

Những người này cho rằng Trung Quốc nên chống lại bằng các biện pháp làm tổn thương doanh nghiệp Mỹ. Huawei được xem là niềm tự hào dân tộc đối với người Trung Quốc và việc giữ vấn đề này tách biệt khỏi các cuộc đàm phán sẽ hết sức khó khăn.

Theo ông Michael Hirson, Giám đốc châu Á của Eurasia Group và cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, việc bắt giữ bà Meng khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông bất lực trong việc đảm bảo cho một người không chỉ là công dân mà còn là giám đốc cấp cao và con gái của một trong những biểu tượng kinh doanh tại Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.

Tình cảm dân tộc sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn trong việc đưa ra đàm phán lớn với ông Trump.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có đưa ra lập trường vững vàng hơn hay không khi ông Tập đã quay trở lại Bắc Kinh. Vài ngày sau cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng, mọi thứ dường như sẽ không còn chắc chắn như những gì được quyết định tại Argentina.

Rất nhiều quan chức của Trung Quốc đã không biết về vụ bắt giữ trước khi thông tin được đưa ra một cách công khai. Một quan chức thương mại đã rất bất ngờ gọi cho đại sứ quán Canada nhằm xác minh sự việc.

Tuy vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy sự chân thành giải quyết chiến tranh thương mại. Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn có thể nói rằng trong khi ông đang cố gắng giải quyết vấn đề, phía Mỹ lại tạo ra một chiến lược nhằm giảm sự nổi lên của Trung Quốc.

Barry Naughton, vị giáo sư tại Đại học California ở San Diego, người đang nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng: “Vụ bắt giữ Huawei đã tặng các nhà lãnh đạo Trung Quốc một món quà lớn. Điều này giúp cho câu chuyện Bắc Kinh đang hướng đến trở nên hợp lý: "Mỹ không chịu được sự nổi lên, Mỹ không chịu mất sự thống trị và không thể đối xử với tất cả mọi người bình đẳng".

Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt

Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt

Quốc tế -  6 năm
Nhật Bản hiện đang có kế hoạch cấm mua thiết bị chính phủ được cung cấp bởi Huawei và ZTE nhằm chống lại việc rò rỉ và tấn công trên mạng.
Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt

Huawei nhận tin xấu từ Nhật Bản sau khi lãnh đạo cấp cao bị bắt

Quốc tế -  6 năm
Nhật Bản hiện đang có kế hoạch cấm mua thiết bị chính phủ được cung cấp bởi Huawei và ZTE nhằm chống lại việc rò rỉ và tấn công trên mạng.
Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei

Giấc mơ Mỹ khó thành của ZTE và Huawei

Quốc tế -  6 năm

Bất chấp thỏa thuận từ chính quyền Mỹ, cánh cửa tại thị trường này của những ông lớn Trung Quốc như ZTE hay Huawei vẫn còn khép kín.

Huawei tung sản phẩm mới, thách thức Iphone X và Galaxy S9

Huawei tung sản phẩm mới, thách thức Iphone X và Galaxy S9

Quốc tế -  6 năm

Hãng sản xuất điện thoại của Trung Quốc Huawei mới đây đã cho ra mắt sản phẩm mới và đây được xem như đối thủ của Iphone X và Galaxy S9.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  39 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.