Trung Quốc liên tục ‘kích’ trái phiếu doanh nghiệp sau thắt chặt

Phương Anh Thứ ba, 24/05/2022 - 16:42

Các doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép phát hành trái phiếu được hỗ trợ bởi các công cụ phái sinh, giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi thua lỗ trong trường hợp công ty phát hành vỡ nợ.

Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực giúp các công ty tư nhân huy động vốn, khi các nhà đầu tư trái phiếu ngày càng cảnh giác vì rủi ro vỡ nợ gia tăng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Cơ quan quản lý thị trường trái phiếu của Trung Quốc vừa qua đã công bố công cụ hỗ trợ tài chính trái phiếu cho các doanh nghiệp tư nhân – CSIPB.

Theo đó, CSIPB cung cấp một loạt các công cụ bảo vệ như chứng quyền giảm thiểu rủi ro tín dụng, trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng, hay bảo lãnh tăng cường tín dụng - nhằm bù đắp cho trái chủ trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ, theo thông tin từ Caixin.

Trước đó, sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đầu tháng này đã triển khai một sáng kiến tương tự CSIPB, nhằm giúp các nhà bất động sản đang thiếu tiền và xoa dịu cuộc khủng hoảng tài chính đang nhấn chìm ngành này.

Lần đầu tiên, các côn ty tư nhân được phép phát hành trái phiếu hỗ trợ bởi các công cụ phái sinh, giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi thua lỗ trong trường hợp công ty phát hành vỡ nợ.

Riêng trong lĩnh vực bất động sản, các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực hỗ trợ một số nhà phát triển khai thác thị trường trái phiếu trong nước, như Country Garden Holdings, Longfor Group Holdings, hay Midea Real Estate Holding Ltd., trong bối cảnh các vụ bê bối gần đây khiến các thị trường trong và ngoài nước gần như "đóng cổng" với khối tư nhân trong ngành này, kết hợp với kinh tế suy thoái trên diện rộng.

Các chính sách mới được tung ra nhằm mục tiêu sẽ giải quyết vấn đề trên thông qua gắn một số trái phiếu với các công cụ phái sinh, nhằm bảo vệ người mua khỏi rủi ro vỡ nợ.

Sáng kiến này đi theo một loạt các biện pháp khác được Trung Quốc tung ra nhằm cứu ngành bất động sản, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp cho người mua nhà lần đầu, nới lỏng điều kiện với thanh toán và mua nhà, theo thông tin từ WSJ.

Trước đó, nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã sẵn sàng trả giá để hạ nhiệt lĩnh vực bất động sản tăng trưởng quá nóng bằng hàng loạt các điều kiện thắt chặt, như đề ra yêu cầu cho vay nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp bất động sản, nâng lãi suất với các khoản vay mua nhà, hay yêu cầu các tỉnh, thành phố sửa đổi các quy định liên quan đến bất động sản, ví dụ như đặt ra hạn mức mua bán.

CSIPB ra đời trong bối cảnh căng thẳng tài chính tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng áp lực với các doanh nghiệp tư nhân nước này - đối tượng chính phải chiến đấu với suy thoái kinh tế và gián đoạn kéo dài do làn sóng Covid-19 mới nhất gây ra tại Trung Quốc.

Cùng với đó, số công ty tư nhân vỡ nợ ngày càng tăng, khiến các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác hơn với việc mua trái phiếu. Ngay cả bản thân các doanh nghiệp cũng không muốn tung ra trái phiếu với lãi suất cao như nhà đầu tư yêu cầu để bù đắp rủi ro gia tăng.

Doanh nghiệp thua lỗ vẫn có thể phát hành trái phiếu?

Hiệp hội các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường tài chính quốc gia (NAFMII) của Trung Quốc - tổ chức được hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương nước này, cho biết các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc gặp khó khăn và nhiều vấn đề trong phát hành trái phiếu, bao gồm xác suất vỡ nợ tương đối cao, niềm tin thị trường thấp, cơ chế thị trường chưa phát triển để đa dạng hóa và chia sẻ rủi ro, cùng nhu cầu yếu từ các bên tham gia thị trường.

Trong quý đầu năm nay, tổng giá trị ròng huy động được thông qua trái phiếu của khu vực tư nhân nước này là -2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng -300 triệu USD. Điều này có nghĩa rằng các công ty đang phải hoàn trả nhiều hơn số tiền họ huy động được, khiến quy mô tài chính bị thu hẹp.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các cơ quan tài chính khác của nước này nhiều năm qua đã đưa ra các chiến lược, hành động nhằm giúp các công ty tư nhân trong nước tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính.

Năm 2018, ngân hàng trung ương thông báo về chiến lược ba mũi tên nhằm giải quyết vấn đề, bao gồm tăng cho vay, khuyến khích phát hành trái phiếu thông qua các công cụ hỗ trợ mới, và hỗ trợ nhiều hơn cho tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.

Theo ​​NAFMII, CSIPB là ví dụ về việc khuyến khích nhiều hơn các tổ chức thị trường tung ra các công cụ hỗ trợ tài chính cho việc phát hành trái phiếu của khối tư nhân. 10 tổ chức tài chính, bao gồm cả Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã được chấp thuận đứng ra bảo lãnh các công cụ hỗ trợ có trong CSIPB.

Theo đó, thông qua CSIPB, các công cụ phái sinh sẽ được bán cho các nhà đầu tư lo lắng về khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp và mong muốn được bù đắp rủi ro. Trong khi đó, các tổ chức sẽ bồi thường cho nhà đầu tư nếu người đi vay vỡ nợ, hoặc một số loại sự kiện tín dụng khác xảy ra.

Trước đó, năm 2018, ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã tung ra các công cụ giảm thiểu rủi ro tín dụng (CRM) dành riêng cho các doanh nghiệp tư nhân sau làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, các tổ chức tài chính được ủy quyền phát hành các công cụ này, nhằm đảm bảo hỗ trợ tư nhân phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Các công cụ thuộc CRM đã hỗ trợ 113 doanh nghiệp tư nhân phát hành trái phiếu liên ngân hàng với tổng giá trị gần 190 tỷ Nhân dân tệ, theo công bố của NAFMII vào giữa tháng này.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 nghiêm ngặt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đã làm tăng rủi ro cho các công ty tư nhân trong năm nay.

Do đó, ngày càng có ít tổ chức tài chính sẵn sàng phát hành các công cụ CRM mới, và một số thậm chí đã dừng lại. Caixin dẫn lời một chuyên gia cho biết các nhà đầu tư trở nên đặc biệt nhạy cảm với rủi ro trong năm nay, và nguyên nhân một phần từ số vụ vỡ nợ ngày càng tăng của các nhà phát triển bất động sản và doanh nghiệp tư nhân khác.

Theo một nguồn tin tiết lộ với Caixin, quy mô của CSIPB sẽ hạn chế, chủ yếu nhằm phục vụ các doanh nghiệp quy mô vừa có sức cạnh tranh và triển vọng kinh doanh tốt, nhưng đang phải đối mặt với áp lực thanh khoản tạm thời và khó phát hành trái phiếu do ảnh hưởng của đại dịch.

Sự ra đời của CSIPB mang tính biểu tượng nhiều hơn, chủ yếu gửi đi tín hiệu để ổn định niềm tin cũng như kỳ vọng của thị trường. 

Những công ty nổi lên trong làn sóng trái phiếu doanh nghiệp

Những công ty nổi lên trong làn sóng trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  2 năm
Ra mắt thị trường đúng thời điểm trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, các công ty đóng vai trò trung gian môi giới thành công nhanh chóng khi thu hút hàng nghìn nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu.
Những công ty nổi lên trong làn sóng trái phiếu doanh nghiệp

Những công ty nổi lên trong làn sóng trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  2 năm
Ra mắt thị trường đúng thời điểm trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, các công ty đóng vai trò trung gian môi giới thành công nhanh chóng khi thu hút hàng nghìn nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu.
Ổn định trái phiếu doanh nghiệp từ kinh nghiệm thị trường Mỹ

Ổn định trái phiếu doanh nghiệp từ kinh nghiệm thị trường Mỹ

Tài chính -  2 năm

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, giai đoạn khó khăn mà các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam vừa trải qua cũng giống thị trường Mỹ trong cuộc đại suy thoái năm 2008, việc cần làm lúc này là một sự chấn chỉnh và cải cách mạnh mẽ.

Hai thương vụ trái phiếu gần 4.000 tỷ đồng của đại gia Đức 'cá Tầm'

Hai thương vụ trái phiếu gần 4.000 tỷ đồng của đại gia Đức 'cá Tầm'

Doanh nghiệp -  2 năm

Sau khi gặt hái thành công lớn trong lĩnh vực nuôi trồng cá tầm, doanh nhân Lê Anh Đức đã đầu tư mạnh mẽ sang lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Nha Trang.

Công cụ nhận biết rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu

Công cụ nhận biết rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu

Tài chính -  2 năm

Các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có cơ chế xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhằm minh bạch thị trường và tránh những rủi ro cho nhà đầu tư.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  9 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  13 phút

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  28 phút

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  34 phút

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  40 phút

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  14 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Đọc nhiều