‘Trungnam Group không bao giờ bán cổ phần chi phối’

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 16/05/2021 - 16:19

Trước những lo ngại về đảm bảo an ninh năng lượng khi có hàng loạt dự án điện mặt trời và điện gió chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group khẳng định Tập đoàn tự tin đủ nguồn lực làm chủ, vận hành các nhà máy điện.

Chỉ trong thời gian ngắn, Trungnam Group đã tiến hành ký kết chuyển nhượng cổ phần ở hai dự án nhà máy điện năng lượng tái tạo ở tỉnh Ninh Thuận.

Cuối tuần qua, Tập đoàn đã ký kết chuyển nhượng 35,1% cổ phần dự án Nhà máy điện gió Trung Nam cho Công ty Hitachi Sustainable Energy đến từ Nhật Bản. Dự án tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, công suất 152 MWac.

Trước đó hơn một tuần, Trungnam Group cũng ký thoả thuận bán 49% cổ phần của Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc có công suất 204MWac và tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, cho Công ty Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu.

Động thái của Trungnam Group diễn ra trong bối cảnh nhiều chủ đầu tư khác cũng liên tiếp chuyển nhượng cổ phần dự án điện năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài, khiến các chuyên gia kinh tế, trong đó có bà Phạm Chi Lan, đặt dấu hỏi về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, thay vì bán cả dự án hoặc bán cổ phần chi phối, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group khẳng định: “Trungnam Group sẽ không chuyển nhượng trên 51% cổ phần vì chúng tôi có các công ty thành viên trong hệ sinh thái đủ điều kiện để làm chủ, vận hành tất cả các nhà máy điện.”

Chẳng hạn, sau khi bán cổ phần cho Hitachi Sustainable Energy, Trungnam Group vẫn sở hữu 64,9% cổ phần tại dự án Nhà máy điện gió Trung Nam, từ đó sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong việc điều hành và định hướng phát triển của dự án này.

‘Trung Nam Group không bao giờ bán cổ phần chi phối’
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group phát biểu tại lễ ký kết chuyển nhượng cổ phần dự án điện gió cho Hitachi Sustainable Energy

Theo ông Tiến, việc bán bớt cổ phần tại một số dự án cho những đối tác có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm một mặt sẽ giúp chính dự án phát triển mạnh hơn, mặt khác, giúp Trungnam Group có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư dự án mới.

Hitachi Sustainable Enery cùng với các công ty thành viên đang vận hành 30 công ty điện gió tại Nhật Bản và từ khoản đầu tư đầu tiên vào Việt Nam này, công ty mong muốn thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược với Trungnam Group trong việc phát triển các dự án điện gió mới.

Được biết, Trungnam Group thời gian qua đã đưa vào vận hành hai dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 152MW.

Thêm vào đó, năm 2020, Trungnam Group trở thành nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.

Trungnam Group cho biết hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, Trungnam Group đang tích cực thực hiện kế hoạch mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận…

Theo ông Tiến, các tập đoàn lớn trên thế giới ở mảng năng lượng tái tạo thường có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ và quản lý tốt cũng như khả năng quy tụ các doanh nghiệp lớn cùng ngành. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước này thường “đơn thương độc mã” nên “không ít doanh nghiệp sau khi tìm được cơ hội là chuyển nhượng ngay cho đối tác ngoại.”

“Chúng tôi xác định phải làm xong, hoàn chỉnh mới tính tới việc chuyển nhượng một phần, hợp tác chiến lược với doanh nghiệp khác hay không”, ông Tiến nói.

Lãnh đạo Trungnam Group khẳng định các quy định của pháp luật hiện hành cũng không cấm các nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phần dự án hay tỷ lệ chuyển nhượng, ngoại trừ ở một số lĩnh vực mà Nhà nước cấm nhà đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng.

Mặc dù vậy, có hai vấn đề được Trung Nam Group xác định rõ khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần. Thứ nhất, Trung Nam Group không bao giờ bán cổ phần chi phối. Thứ hai, không bao giờ bán cho những đối tác có vốn không rõ ràng hoặc không hòa thuận với mình.

Ông Tiến cho biết một số nhà đầu tư đến từ Philippines, Thái Lan, Hong Kong đặt vấn đề mua cổ phần nhưng Trung Nam Group từ chối vì không biết rõ ý định của họ đằng sau những nguồn vốn đó.

“Do đó, nếu bán/chuyển nhượng, chúng tôi chỉ lựa chọn doanh nghiệp nội (là các công ty mạnh và có thể liên kết lâu dài). Hoặc chỉ bán cho những đối tác có nền tảng thật sự tốt từ Nhật (như Hitachi), châu Âu và Mỹ”, ông Tiến nhấn mạnh.

Về vấn đề an ninh năng lượng khi có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án điện, ông Tiến cho rằng việc kiểm soát nằm ở khâu vận hành, truyền tải.

“Cần nhắc lại rằng EVN đã và đang nắm giữ toàn bộ vấn đề truyền tải. Đồng thời, trung tâm điều độ A0 cầm trịch việc điều phối điện năng. Bảo đảm an ninh năng lượng không phải là cấm nước ngoài đầu tư vào các dự án nhà máy điện, theo tôi tìm hiểu tại nước ngoài, an ninh năng lượng chính là chiếm quyền kiểm soát khi tình trạng khẩn cấp xảy ra”, ông Tiến khẳng định.

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Leader talk -  3 năm
Các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam đầu tư làm điện tuy có lợi về kinh tế nhưng cần cẩn trọng về nhiều mặt để đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng của nước nhà.
Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Bà Phạm Chi Lan: Lợi ích quốc gia cần đặt lên trên hết!

Leader talk -  3 năm
Các nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam đầu tư làm điện tuy có lợi về kinh tế nhưng cần cẩn trọng về nhiều mặt để đảm bảo yêu cầu an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng của nước nhà.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.