Yên tâm với mục tiêu kiềm chế lạm phát

Phạm Sơn Thứ hai, 01/08/2022 - 11:31

Theo TS. Cấn Văn Lực, dù áp lực lạm phát cuối năm là rất lớn nhưng Việt Nam có đủ các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo nguồn lực cho phục hồi và tăng trưởng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV.

“Bắt bệnh” lạm phát

Nửa đầu năm 2022, công tác điều hành chính sách đạt được thành tựu tích cực khi giữ được mức lạm phát thấp (2,44%). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với tình hình quốc tế tiếp tục biến động mạnh và khó lường, áp lực lạm phát lên những tháng cuối năm là rất lớn.

Giữ vững ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát là điều cần thiết để đảm bảo tăng trưởng lâu dài. Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu BIDV, để thực hiện được mục tiêu này, cần phải “bắt đúng bệnh”, tìm ra nguyên nhân của lạm phát để có hướng hành xử thích hợp.

Cần phải “bắt đúng bệnh”, tìm ra nguyên nhân của lạm phát để có hướng hành xử thích hợp.

TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Ông Lực cho biết, áp lực lạm phát đến từ “4 tăng 1 giảm”. Đó là tăng về giá cả; tăng yếu tố bất định như chiến tranh, dịch bệnh; tăng rủi ro tài chính tiền tệ, rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi nợ tư nhân và nghĩa vụ trả nợ tăng cao; tăng về rủi ro an ninh lương thực và an ninh năng lượng; giảm đà phục hồi tăng trưởng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, Việt Nam có thể yên tâm với mục tiêu kiềm chế lạm phát, do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, giá xăng thế giới hiện rơi vào khoảng 104USD/thùng, tăng 47% so với năm ngoái. Nhiều dự báo trên thế giới đang cho rằng mức giá này đã đạt đỉnh, do đó giá xăng sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới.

Giá xăng giảm sẽ giúp giá cả các nguyên vật liệu đầu vào khác dịu bớt di, từ đó giảm áp lực chi phí đẩy cho Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam hiện đang đảm bảo tốt nguồn cung các đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế, đặc biệt là lương thực thực phẩm. Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế trong giai đoạn biến động này.

Thứ ba, công tác phối hợp điều hành chính sách trong thời gian qua được tiến hành khá tốt, giúp cho lạm phát 6 tháng đầu năm không tăng cao. Một số động thái điều hành chính sách linh hoạt có thể kể đến như giảm thuế, phí đối với xăng dầu để hạ nhiệt giá xăng; siết chặt tín dụng chảy vào những lĩnh vực phi sản xuất…

Giải pháp

Đối với tình hình sắp tới, bài toán đặt ra cho Việt Nam là tiếp tục kiềm chế lạm phát nhưng phải giữ được đà phục hồi và tăng trưởng. Ông Lực đưa ra 4 giải pháp cần triển khai ngay trước mắt.

Thứ nhất, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa rủi ro y tế, đặc biệt trong bối cảnh rất dễ xảy ra nguy cơ “dịch chồng dịch” như hiện nay. Tiêm phủ vaccine các mũi nhắc lại cần tiếp tục được tiến hành một cách nghiêm túc.

Thứ hai, tập trung điều tiết các loại hàng hóa có tác động mạnh đến CPI. Theo ông Lực, 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ là giao thông vận tải; lương thực thực phẩm và vật liệu xây dựng chiếm đến 80% mức tăng CPI trong thời gian vừa qua, là những nhóm hàng hóa, dịch vụ cần có sự điều tiết của chính sách.

Trong đó, xăng dầu và thịt lợn là 2 mặt hàng mang tính trọng tâm của công tác kiềm chế lạm phát. Riêng đối với xăng dầu, ông Lực đề xuất giảm tiếp 30% các loại thuế, phí còn lại, từ đó có thể giúp CPI giảm 0,41% và đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,57%.

'Khẩn trương đề xuất giảm thuế, phí xăng dầu và tiêu dùng'

Giá xăng dầu tăng cao, đối tượng chịu áp lực nặng nhất là nhóm lao động phổ thông, người có thu nhập thấp và người yếu thế trong xã hội. Do đó, song song với điều hành giá cả, cần tiếp tục đẩy mạnh những giải pháp như giảm thuế, giảm phí hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

Thứ ba, liên tục đảm bảo nguồn cung các loại hàng hóa cần thiết, tránh trường hợp thiếu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh.

Thứ tư, kiểm soát giá cả các loại hàng hóa có liên quan trực tiếp với giá xăng dầu. Theo ông Lực, giá xăng dầu những ngày gần đây đã có dấu hiệu dịu xuống nhưng giá nhiều mặt hàng tăng do giá xăng dầu vẫn giữ ở mức cao. “Nhiều lý do được đưa ra cho hiện tượng này nhưng theo tôi những lý do này chưa hợp lý”, vị chuyên gia kinh tế nhận xét.

Về dài hạn, ông Lực nhấn mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm tăng tính chống chịu của nền kinh tế thông qua đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, cơ cấu lại nền kinh tế sẽ giúp giải tỏa nhiều dự án tồn đọng, bỏ hoang, từ đó tạo ra nguồn lực thêm cho phát triển. 

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Tiêu điểm -  2 năm

Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?

Tiêu điểm -  2 năm

Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.

Nỗi lo về lãi suất sau lạm phát kỷ lục tại Mỹ

Nỗi lo về lãi suất sau lạm phát kỷ lục tại Mỹ

Tiêu điểm -  2 năm

Dưới áp lực lạm phát gia tăng, Fed có thể nâng lãi suất đáng kể trong thời gian tới. Dự báo lãi suất có thể chạm ngưỡng 3,5 – 3,75% vào cuối năm nay.

'Đừng sợ lạm phát như sợ ma'

'Đừng sợ lạm phát như sợ ma'

Leader talk -  2 năm

Áp lực lạm phát rất lớn nhưng tiến sỹ Trần Đình Thiên cho rằng không nên quá sợ lạm phát mà bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng.

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  10 phút

Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

Diễn đàn quản trị -  39 phút

JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Tiêu điểm -  46 phút

Cuối năm luôn là thời gian người lao động tăng tốc chạy đua với công việc, không chỉ nhằm đáp ứng KPI đề ra mà còn hoàn thành mục tiêu riêng của bản thân. Để tăng hiệu suất làm việc vào thời gian này, họ cần những giải pháp bổ sung năng lượng, lấy lại sự tập trung ngay tức thì.

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ống kính -  50 phút

Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm từ hai lên 4-6 làn xe được thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô.

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Tài chính -  56 phút

Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.

BAF hút vốn 'thần tốc' cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

BAF hút vốn "thần tốc" cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

Doanh nghiệp -  1 giờ

Để thực hiện các kế hoạch kinh doanh tham vọng, chỉ sau ba năm niêm yết, vốn điều lệ của BAF đã tăng gấp ba từ 780 tỷ đồng lên 2.390 tỷ đồng nhờ việc liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

VinUni đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam

VinUni đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trường đại học VinUni vừa được UNESCO bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình trung tâm nghiên cứu và đào tạo do UNESCO bảo trợ về lãnh đạo môi trường, di sản văn hóa và đa dạng sinh học.