Bộ Giao thông vận tải lý giải tình trạng cước vận tải ‘tăng nhanh giảm chậm’

Nhật Hạ Thứ năm, 04/08/2022 - 11:04

Giá xăng dầu ban đầu giảm chưa nhiều nên các hãng vận tải chưa kê khai giảm giá và việc điều chỉnh này thường có độ trễ nhất định.

Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Xuân Sang tại phiên họp báo Chính phủ tối 3/8. Ảnh: Nhật Bắc

Kể từ đầu tháng 7 đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm khá sâu 15 - 21%, tuy nhiên giá các mặt hàng dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là giá cước vận tải, được phản ánh vẫn ở mức cao.

Lý giải về tình trạng này, tại phiên họp báo Chính phủ tối 3/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Xuân Sang, cho rằng, một trong những yếu tố cấu thành giá cước vận tải là giá nhiên liệu. Giá nhiên liệu tăng làm cho giá cước vận tải tăng để bù đắp chi phí là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng thì giá vận tải tăng nhưng thường khi giá xăng dầu giảm sẽ có độ trễ nhất định để giá cước vận tải giảm.

"Thời gian đầu giá xăng dầu giảm nhưng không nhiều nên các hãng vận tải chưa kê khai điều chỉnh giảm. Do đó, trong thời gian qua, bộ đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát để kê khai giảm giá", ông Sang cho biết và kỳ vọng thời gian tới khi giá xăng dầu giảm ổn định, giá vận tải cũng sẽ giảm theo.

Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua, 80 - 90% doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định đã tăng giá 10 - 15%, cước vận tải hàng hoá tăng 7-10% nhằm bù đắp chi phí xăng dầu. Còn cước phí vận tải hành khách công cộng ở đô thị đã không đổi nhờ có trợ giá.

Với đường sắt, mặc dù tỷ lệ chi phí nhiên liệu trong giá cấu thành vận tải chiếm 21 - 29%, nhưng nhờ chương trình cạnh tranh, giá vé vận chuyển hành khách không tăng. Chỉ có cước vận chuyển hàng hoá tăng 3 - 5%; đường thủy nội địa tăng khoảng 10%.

Còn hàng hải, giá cước đã giảm 20-25% so với thời điểm cao nhất. "Ngành này có tỷ lệ cấu thành từ giá xăng dầu lớn nhưng vừa qua các hãng tàu không tăng giá cước", theo ông Sang. Như vậy chỉ có một số loại cước vận tải tăng trong đó có đường bộ và đường thủy.

‘Kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh’

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện về việc tăng cường các biện pháp quản lý điều hành giá. Theo đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; làm rõ tại sao giá cả chưa giảm theo xăng; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Về việc giảm thuế xăng dầu, Thứ trưởng Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này đã được giảm hai lần trong năm nay, về mức sàn từ 11/7.

Với thuế nhập khẩu ưu đãi MFN, bộ đang đề xuất giảm từ 20% về 10%. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, bộ đã báo cáo Chính phủ để rà soát, có phương án trong thời gian tới căn cứ tình hình thị trường để điều chỉnh giảm.

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  2 năm
Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.
Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  2 năm
Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.
Hai trụ cột trong lộ trình 'xanh hóa' ngành giao thông vận tải

Hai trụ cột trong lộ trình "xanh hóa" ngành giao thông vận tải

Phát triển bền vững -  2 năm

Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa là những giải pháp mang tính thiết yếu trong ngành giao thông vận tải, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết về phát thải ròng bằng không năm 2050.

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Doanh nghiệp -  2 năm

Nhóm phân tích của SSI Research dự báo, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, lâu hơn kỳ vọng ban đầu do các diễn biến tiêu cực trên thế giới gần đây.

Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản

Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản

Tiêu điểm -  2 năm

Trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng 4 – 5 lần, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị phối hợp giữa các hiệp hội, doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  2 năm

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Đề xuất thu phí khí thải carbon vận tải biển toàn cầu

Đề xuất thu phí khí thải carbon vận tải biển toàn cầu

Phát triển bền vững -  3 năm

Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) đề xuất một mức thuế toàn cầu đối với khí thải carbon. Nếu được thông qua, ngành vận tải biển sẽ là ngành đầu tiên áp dụng cơ chế thu phí carbon toàn cầu.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  14 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  19 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  19 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  19 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  19 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.