Tiêu điểm
Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
Từ khóa ‘lạm phát’ liên tục xuất hiện và bao trùm trên tất cả các phương tiện truyền thông trên thế giới kể từ năm 2021 và đặc biệt lan rộng trong năm 2022 khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra khiến giá năng lượng và logistics leo thang.
Tình trạng có vẻ yên ắng trên mặt trận lạm phát ở khu vực ASEAN so với các nơi khác trên thế giới trong năm trước cũng đã có sự thay đổi. Tới nay, áp lực giá tăng lên đáng kể ở một số thị trường như Thái Lan, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Các chuyên gia đều nhận định bất ổn chính trị trên thế giới, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine vào đầu năm nay tuy ít tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại của Việt Nam với nhiều đối tác trên thế giới.
Đối mặt với nhập khẩu lạm phát
Các doanh nghiệp phải chịu nhập khẩu hàng hóa với giá cao khi mức lạm phát tại các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam đều đang ở đỉnh trong nhiều năm.
Cụ thể, ở năm thị trường nhập khẩu lớn nhất, so với cùng kỳ năm trước, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 của Trung Quốc tăng 2,5% (cao nhất kể từ tháng 7/2020); Hàn Quốc tăng 6% - cao nhất trong 24 năm; Đài Loan tăng 3,59% - mức cao nhất 15 năm; Mỹ tăng 9,1% - đỉnh của hơn 40 năm. Còn Nhật Bản, mặc dù chưa có số liệu của tháng 6, nhưng CPI tháng 5 đã tăng 2,5%, mức cao nhất 7 năm.
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát.
Về lý thuyết, nhập khẩu lạm phát xảy ra khi giá nhập khẩu (tức giá mua hàng từ nước ngoài) và tỷ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh.
Theo đó, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm nay đã tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.
Cụ thể, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 11,1%; nhóm nhiên liệu tăng 44,6%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 9,8%.
Top 5 hàng hóa có tốc độ tăng giá nhập khẩu nhanh nhất gồm khí đốt hóa lỏng, xăng dầu các loại, phân bón các loại, sắt thép và lúa mỳ.
Theo Tổng cục Thống kê, nhóm hàng tư liệu sản xuất đang chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việc giá nhập khẩu tăng cao đồng nghĩa với giá nguyên liệu vật liệu đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên, tức là chi phí đẩy – yếu tố đầu vào quan trọng của lạm phát trong nước – tăng lên.
Đặc biệt là khi kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài.
Hiện chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu đang chiếm 37% tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế. Tỷ lệ này trong công nghiệp chế biến chế tạo – ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm gần 51%, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết tại diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” vào tháng 5/2022.
Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế.
CPI tháng 6 đã tăng 0,69% so với tháng trước đó. Đây là mức cao nhất trong một thập kỷ. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số này đã tăng 3,37%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.
Với con số trên, lạm phát của Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã không tăng cao như một số quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế, do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng mà danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau.
Bên cạnh đó, cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình châu Á cũng khác so với Mỹ và châu Âu. Đơn cử, chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí ở Mỹ và châu Âu chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27,7%). Dẫn tới, quyền số tính CPI cũng không đồng nhất.
Với tỷ trọng trên, việc giá năng lượng leo thang đã không tác động mạnh đến CPI của Việt Nam như nhiều nước trong khu vực, Mỹ và châu Âu.
Nhập khẩu lạm phát ‘ngấm’ vào từng nhóm hàng tiêu dùng
Mặc dù là vậy, tình trạng nhập khẩu lạm phát là hiện hữu tại nước ta và sẽ ngày càng trầm trọng trong thời gian tới trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
Cụ thể, tác động mạnh nhất lên chỉ số CPI là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Trong đó, người dân Việt chi tiêu nhiều nhất cho thực phẩm, tiếp đến là lương thực.
Chỉ số giá thực phẩm bình quân 6 tháng đầu năm nay đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thịt lợn giảm sâu 20% khi dịch tả lợn châu Phi trong nước được kiểm soát, nguồn cung đảm bảo. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của dân cư mỗi ngày.
Tuy nhiên, trái ngược với thịt lợn, giá các mặt hàng thực phẩm khác như thịt gia cầm, trứng các loại, thủy hải sản, đường, mật, rau… đều đang tăng lên từng ngày. Điều này là do giá thức ăn gia súc và nguyên liệu (chiếm 70 – 85% giá thành sản xuất trong chăn nuôi), giá vận chuyển và giá nhiên liệu tăng mạnh.
Giá nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu (chủ yếu là ngô và đậu tương) nửa đầu năm nay đã tăng gần 28%. Điều này đã góp phần đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng 30 – 45% so với cuối năm 2021.
Như đối với ngô, Việt Nam đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu hơn 4,5 triệu tấn ngô trong 6 tháng đầu năm nay, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan. So với cùng kỳ năm trước, lượng nhập đã giảm 14,4%, nhưng doanh nghiệp nhập khẩu đã phải chi ra số tiền tăng gần 13%. Điều này diễn ra tương tự với mặt hàng đậu tương khi lượng nhập giảm 5% nhưng giá trị lại tăng tới gần 16%.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân đã lên 9.200 – 9.500 đồng mỗi kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt khác, trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp trong nước đã bỏ ra 847 triệu USD để nhập 1,78 triệu tấn phân bón các loại. So với cùng kỳ năm trước, số lượng đã 23,2% nhưng giá trị lại tăng 31%.
Thực tế, chỉ số giá nhập khẩu phân bón tăng mạnh tới 44% đã kéo theo giá trong nước cũng tăng theo, đặc biệt là trong tháng 5 đạt đỉnh 50 năm, đã tác động mạnh lên giá lương thực trong nước. Giá gạo nội địa đã tăng khoảng 2,5% so với cuối năm 2021 và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) trao đổi với báo chí.
“Chúng ta có lợi thế là chủ động được về nguồn lương thực, thực phẩm ở trong nước, tuy nhiên chúng ta cũng sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng khi mà thế giới đang có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực toàn cầu”, theo bà Oanh. Đặc biệt, giá thịt lợn đang có xu hướng tăng giá trở lại khi chi phí đầu vào cao hơn.
Trong báo cáo tháng 4/2022, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra dự báo sớm nhất thì giá nông sản mới giảm vào năm 2023.
Giá phân bón hạ nhiệt trong thời gian gần đây chỉ mang tính ngắn hạn. Đối với các loại phân bón Việt Nam phải nhập khẩu nhiều, giá phân DAP trên thị trường thế giới được Ngân hàng Thế giới dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao cho đến khi giá amoniac và lưu huỳnh giảm xuống và Trung Quốc tăng xuất khẩu. Còn với phân kali, giá dự kiến vẫn ở đỉnh trong năm tới trừ khi nguồn cung tăng trở lại từ các nhà xuất khẩu lớn là Nga và đồng minh Belarus.
Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu không thể được giải quyết chừng nào không sớm khôi phục được được hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Ukraine, cũng như sản lượng lương thực và phân bón của Nga vẫn còn bị “chặn đường” ra thị trường thế giới, do các lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết vào đầu tháng 5/2022.
Bên cạnh ngô, phân bón hay đậu tương, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp nhập khẩu than các loại có lẽ là ‘đau đầu’ nhất khi đã giảm lượng nhập khẩu 15% nhưng số tiền bỏ ra vẫn gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là nhập khẩu xăng dầu các loại. Chỉ số giá nhập khẩu mặt hàng này nửa đầu năm nay đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước, khiến giá bán lẻ trong nước tăng từ 34 – 86% tùy từng loại.
Sự biến động của giá nhiên liệu, đặc biệt là xăng dầu, sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiều hàng hóa quan trọng trong công thức tính CPI như xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.
'Tác động kép' khi tỷ giá USD/VND tăng
Mặt khác, năm 2021, tuy giá nhập khẩu nhiều mặt hàng đã tăng cao nhưng tỷ giá USD/VND giảm nên nguy cơ nhập khẩu lạm phát đã được chặn lại phần nào.
Bước sang năm 2022, tỷ giá này đã tăng mạnh trở lại khi Fed nâng lãi suất 3 lần từ ngưỡng 0 – 0,25% lên mức 1,5 – 1,75%. Đến nay, theo số liệu của Vietcombank, tỷ giá USD/VND đã tăng hơn 2,7%, lên 23.545 đồng.
Điều này đã khiến giá nhập khẩu tăng kép từ 2 yếu tố gồm giá thị trường tăng và đồng VND yếu đi. Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi Fed nâng tiếp lãi suất. Dự kiến cơ quan này sẽ tăng lãi suất cho tới khi lạm phát trở về gần ngưỡng mục tiêu 2%. Theo Reuters, các thị trường tài chính cho rằng, mức lãi suất sẽ chạm ngưỡng 3,5 – 3,75% vào cuối năm nay.
Giá xăng dầu trong nước: cung - cầu, cách tính và dự báo
Nỗi lo về lãi suất sau lạm phát kỷ lục tại Mỹ
Dưới áp lực lạm phát gia tăng, Fed có thể nâng lãi suất đáng kể trong thời gian tới. Dự báo lãi suất có thể chạm ngưỡng 3,5 – 3,75% vào cuối năm nay.
'Đừng sợ lạm phát như sợ ma'
Áp lực lạm phát rất lớn nhưng tiến sỹ Trần Đình Thiên cho rằng không nên quá sợ lạm phát mà bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng.
Tương lai ảm đạm của doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát
SSI Research ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 khi khách hàng rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.
Lạm phát có khả năng vượt trần trong nửa cuối năm
Dưới áp lực của giá năng lượng tiếp tục tăng cao thời gian tới, lạm phát của Việt Nam được dự báo nhiều khả năng sẽ có lúc vượt qua trần 4% trong nửa sau của năm 2022, nhưng chỉ là tạm thời, theo HSBC.
World Bank khuyến nghị các biện pháp giải toả áp lực lạm phát
World Bank mới đây tiếp tục cảnh cáo rủi ro lạm phát với Việt Nam, và khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ tạm thời, đơn cử như hỗ trợ trực tiếp giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.