Tiêu điểm
TS. Lưu Bích Hồ: "Chỉ số tăng trưởng kinh tế quý III rất khó hiểu và khó lường"
Theo TS. Lưu Bích Hồ, chỉ số tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục 7,46% trong quý III/2017 rất khó hiểu và khó lường, cần tiếp tục theo dõi những diễn biến tiếp theo trước khi đưa ra kết luận về nền kinh tế.
Tăng kỷ lục
Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bất thường trong quý III, với mức tăng trưởng 7,46%, cao nhất trong vòng 7 năm qua, cao hơn nhiều so với quý trước cũng như cùng kỳ các năm trước.
Tính chung chín tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 6,41% (yoy), tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2016 (6,0%) tuy vẫn thấp hơn một chút so với năm 2015 (6,5%).
Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,25% trong ba quý đầu năm, liên tục gia tăng trong các năm từ 2015 - 2017. Trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và lĩnh vực kinh doanh bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn nửa thập kỷ, lần lượt đạt 7,89% và 3,99%.
Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng cho thấy rõ sự phục hồi so với năm 2016. Tăng trưởng khu vực này trong chín tháng đầu năm đạt 2,78%, cao hơn nhiều so với mức tăng của năm ngoái và cũng cao hơn đáng kể so với mức 2,08% của năm 2015. Tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi cho hoạt động của ngành thủy sản và lâm nghiệp, đưa tăng trưởng của hai ngành này lần lượt đạt 5,42% và 5,00%. Trong khi đó, tình trạng mưa lũ trên diện rộng trong quý III khiến nông nghiệp chỉ tăng trưởng ở mức khiêm tốn là 1,96%.
Trong khi đó, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đạt thấp chỉ 7,17%, thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước đó, đặc biệt thấp hơn đáng kể so với năm 2015. Sự suy giảm này vẫn chủ yếu đến từ ngành khai khoáng (giảm 8,08% yoy).
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn không ngừng cải thiện tốc độ tăng trưởng, với mức tăng trưởng rất cao 12,77%trong ba quý đầu năm, cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Bên cạnh đó, ngành xây dựng vẫn tăng trưởng khả quan ở mức 8,3%, mặc dù thấp hơn mức tương ứng của hai năm trước, đều trên 9%.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, mức tăng trưởng cao trong quý III phần nào cho thấy kết quả của hàng loạt các biện pháp và chỉ thị quyết liệt của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua.
Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp như tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận tín dụng đối với cả hộ gia đình và các doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu, kịch bản tăng trưởng đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, các biện pháp và chỉ thị này mới chỉ mang tính ngắn hạn, vì chưa hướng đến các nền tảng cơ bản của tăng trưởng kinh tế như năng suất lao động hay sức sản xuất của nền kinh tế, ông Thành cho biết
"Khó hiểu và khó lường"
Nhận định về mức tăng trưởng 7,46% của kinh tế Việt Nam trong quý III/2017, tại buổi Tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2017, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, mức tăng trưởng của Việt Nam trong quý III tăng kỷ lục, tuy nhiên chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Formosa, Samsung... nếu không có các doanh nghiệp này, có lẽ nền kinh tế Việt Nam sẽ không có được con số này.
Trong khi đó, tác động của các chính sách từ Chính phủ như thực hiện đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra rất chậm, công cuộc tái cơ cấu ngân sách, giảm chi thường xuyên còn nhiều nan giải... Điều này đang hạn chế rất nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và trong những năm tới nếu Việt Nam không thay đổi.
Do đó, con số tăng trưởng kỷ lục trong quý III cần được xem xét một cách bình tĩnh hơn, ông Doanh nhấn mạnh.
Theo TS. Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho rằng, chỉ số tăng trưởng kinh tế quý III rất khó hiểu và khó lường. Điều này không có thông lệ trong lịch sử, cũng không đúng với lý thuyết kinh tế nhưng lại thực tế qua số liệu của Tổng cục Thống kê.
"Chúng ta phấn khởi nhưng cũng ngỡ ngàng trước những con số này. Song cần tiếp tục theo dõi những diễn biến kinh tế trong thời gian tới trước khi đưa ra kết luận", TS. Lưu Bích Hồ nhấn mạnh
Đồng quan điểm, PGS.TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều yếu tố tăng trưởng bất ổn, không bền vững do bị phụ thuộc rất nhiều vào FDI. Xuất siêu của Việt Nam trong quý III lớn nhưng chủ yếu đến từ khu vực vốn đầu tư nước ngoài, khu vực này đã bù đắp cho sự suy giảm của khu vực doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, động lực tăng trường lại phụ thuộc vào một số doanh nghiệp FDI lớn. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại. Lấy ví dụ tại Samsung, trong quý vừa qua suất khẩu của doanh nghiệp này tăng mạnh, tuy nhiên tăng trưởng này chỉ mang tính chu kỳ, phụ thuộc vào việc họ ra mắt sản phẩm mới. Do đó, không phải lúc nào họ cũng có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như quý vừa qua.
Với mức tăng trưởng kinh tế 7,46% trong quý III, có thể nói mục tiêu đạt 6,7% trong năm 2017 là trong tầm tay, Tuy nhiên, một nền kinh tế không phát triển từ những yếu tố nội tại sẽ khó có thể bền vững. Hy vọng Chính phủ sẽ bớt chạy theo những mục tiêu ngắn hạn để tập trung cho phát triên dài hạn trong tương lai, PGS.TS. Phạm Thế Anh nhấn mạnh.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Tăng trưởng GDP cả năm 2017 có thể đạt trên 6,7%
Lạm phát 2017 có thể sẽ vượt ngưỡng 4%
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, lạm phát trong năm 2017 có thể sẽ vượt ngưỡng 4%, thậm chí nhiều khả năng vượt mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Tăng trưởng GDP cả năm 2017 có thể đạt trên 6,7%
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia dự báo tăng trưởng kinh tế quý IV sẽ đạt khoảng 7,5-7,7%, tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt trên 6,7%.
HSBC: Nợ công của Việt Nam khó vượt ngưỡng 65% GDP
HSBC nhận định rằng dù có đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% do Chính phủ đề ra thì Việt Nam cũng khó có thể vượt quá mức giới hạn nợ 65% GDP mà Quốc hội đề ra.
GDP năm 2018 dự kiến tăng trưởng 6,5%
Năm 2018, Chính phủ thống nhất dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; bội chi ngân sách khoảng 3,7%.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.