Leader talk
TS. Võ Trí Thành: Kinh tế 2019 là bức tranh pha trộn màu hồng và xám
Một bức tranh kinh tế đa sắc màu luôn tiềm ẩn những cơ hội cho Việt Nam phát triển nếu biết nhìn đúng thời cơ và nắm bắt kịp thời.
Nhìn lại sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm 2018, theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, nền kinh tế đã thực sự có những chuyển biến rất tích cực, tiếp nối xu hướng tăng trưởng được thể hiện rõ từ năm 2017.
Lý giải về con số tăng trưởng GDP 7,08% - kỷ lục năm 2018, cao nhất từ năm 2011 đến nay, ông Thành cho rằng, thứ nhất là do nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trước đó, những năm 2007 – 2011 là giai đoạn bất ổn vĩ mô, cả đất nước gắn liền với chữ đầu cơ.
Hệ quả là Việt Nam đã phải trả giá rất đắt cho điều này, từ 2011 đến 2015 kinh tế giảm sút. Phải đến sau năm 2015, nền kinh tế mới bắt đầu ổn định vĩ mô và nhìn thấy sự phục hồi.
Năm 2016, kinh tế có sự đi xuống một chút, chỉ còn tăng trưởng 6,2% do nông nghiệp gặp khó khăn. Nông nghiệp đóng góp cho kinh tế Việt Nam hiện nay khoảng 0,4 - 0,5% GDP nếu nó tăng trưởng được khoảng 3,7 - 3,8%. Trong khi đó, đây lại là ngành phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế thế giới, xuất khẩu và thời thiết, khí hậu, rất khó có thể kiểm soát.
Nguyên nhân thứ hai của sự tăng trưởng là công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó nổi lên vai trò quan trọng của của khu vực FDI chi phối xuất khẩu. Trong năm vừa qua, hai doanh nghiệp nước ngoài lớn là Samsung và Formosa đều có kết quả hoạt động rất tốt. Năm ngoái Samsung xuất khẩu 53 - 54 tỷ USD, năm nay trên 60 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Thành, sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào khối các doanh nghiệp FDI là khá rõ, tuy nhiên, có một điểm tích cực là năm nay tốc tộ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này được giải thích bằng hai lĩnh vực là nông sản và dệt may, da giày. Do sự tác động của cuộc chuyển biến thương mại, các mặt hàng da dày, dệt may của Việt Nam trong năm 2018 xuất khẩu đạt 36 tỷ USD, sang năm 2019 có thể đạt 40 tỷ USD.
Thứ ba là dịch vụ, năm 2018 là năm đầu tiên sau niều năm, tốc độ tăng trưởng dịch vụ thấp hơn GDP. Điều đó có nghĩa công nghiệp chế biến, dịch vụ vẫn đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, nhưng đóng góp vào phần tăng trưởng cao hơn thì dịch vụ không còn nữa.
Nhìn sâu hơn trong dịch vụ chỉ có một số lĩnh vực cao hơn tăng trưởng GDP chung, ví dụ như logistic, du lịch, tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, ngay cả du lịch, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chững lại, tốc độ tăng bắt đầu giảm từ cuối quý III/2018, ngành tài chính ngân hàng trong năm 2019 tới nhiều khả năng cũng sẽ giảm lợi nhuận.
Như vậy, nhìn trên bức tranh tổng thể của nền kinh tế, vị chuyên gia này cho rằng, sự tăng trưởng tích cực là rất rõ, song có những mặt không quá để lạc quan. "Hai năm vừa qua, dư luận nói đến kinh tế vỹ mô với rất nhiều các từ như tăng trưởng đạt "đỉnh", "nhất", trong khoảng thời gian 10 năm, 5 năm. Tuy nhiên, quan trọng hơn không phải là những chỉ số tăng trưởng tích cực mà câu chuyện đằng sau sự tăng trưởng đó như thế nào".
Dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019, TS. Võ Trí Thành cho rằng, kinh tế 2019 sẽ là bức tranh pha trộn những sắc màu.
Trước hết là gam màu xám. Vùng xám thứ nhất đến từ kinh tế thế giới. Tất cả các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong một tháng gần đây cho hai năm tới đều thấp hơn những dự báo từ trước đó sáu tháng từ 0,1- 0,3 điểm. Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại, kéo theo đó là tăng trưởng thương mại nhiều khả năng sẽ sụt giảm.
Bên cạnh đó, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đều được dự báo có tăng trưởng kinh tế giảm tốc nhanh hơn trước đây. Các xu hướng kinh tế thế giới được dự báo sẽ bất định và rủi ro gia tăng do bốn yếu tố bao gồm địa chính trị, giá cả, hàng hoá, giá dầu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các xu hướng này sẽ có tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam trong năm 2019.
Vùng xám thứ hai là kinh tế trong nước, đằng sau câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam là câu chuyện chất lượng tăng trưởng. Đối với công nghiệp, Việt Nam đang quá phụ thuộc vào khu vực FDI đã được nói đến rất nhiều.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng nữa là việc chuyển đổi mô hình chất lượng tăng trưởng, môi trường kinh doanh, câu chuyện kinh doanh của Việt Nam. Hợp đồng kinh doanh của Việt Nam hiện đang yếu nhất trong các nước Apec, Luật Cạnh ranh, việc sửa đổi Luật Cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu.
Vị chuyên gia này cho rằng, năm 2018 truyền thông và dư luận đang lãng quên một điều gắn với chất lượng tăng trưởng là nếu theo WTO, năm nay Việt Nam phải được công nhận là nền kinh tế thị trường. Mặt khác, các chỉ số về lao động năng xuất, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đều không đạt chỉ tiêu, đầu tư công gần như không có dự án nào... Đằng sau đó là sự đình trệ của bộ máy.
Nguyên nhân của thực trạng này là do, Chính phủ đang siết chặt kỷ luật. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là vừa phải đối mặt với câu chuyện bức xúc xã hội vừa muốn tăng trưởng ổn định và cải tổ bộ máy, cải cánh chính trị. Đây là điều rất đúng đắn, tuy nhiên, hành động này lại đang gây khó cho cả hiện tại và sự đổi mới.
"Hơn nữa, nếu nói về cách mạng 4.0 cái đầu tiên không phải công nghiệp mà là thể chế, chính sách. Cuộc cách mạng 4,0 phải cho phép sai lầm, song ở Việt Nam hiện nay liệu có dám sai lầm không cũng là điều đáng bàn", ông Thành nhìn nhận.
Về gam màu hồng của nền kinh tế, theo vị chuyên gia này, trước hết đến từ phía người dân Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỉ số tiêu dùng tốt, bán lẻ tăng 9%, du lịch năm ngoái là 13 triệu khách nước ngoài, năm nay là 15 triệu, nhưng thực tế khách du lịch trong nước con cao hơn rất nhiều, từ 65 - 70 triệu khách trong nước đi du lịch.
Thứ hai là các hiệp định thương mại tự do như CPTPP đang giúp Việt Nam tiếp cận, đa dạng hoá thị trường, giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động.
Thứ ba là những nỗ lực từ phía Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển. Thứ tư là những cơ hội cho Việt Nam từ việc chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Nếu cân bằng các gam màu sáng, tối cho phát triển kinh tế, ông Thành cho rằng, mục tiêu tăng trưởng được Quốc hội đặt ra trong năm 2019 là từ 6,6 - 6,8% là vừa phải, đủ cẩn trọng trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, trong một bức tranh kinh tế thế giới đa sắc màu, luôn tiềm ẩn những cơ hội cho Việt Nam phát triển nếu biết nhìn đúng thời cơ và nắm bắt kịp thời, vị chuyên gia này khẳng định.
GDP 2018 tăng 7,08% - mức cao nhất kể từ năm 2011
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần tìm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh việc phát huy tốt những động lực tăng trưởng đã có, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới như ứng dụng công nghệ và phát triển du lịch.
Bài toán khó khi tăng trưởng kinh tế đi kèm lượng chất thải rắn ngày càng lớn
Hiện nay, cùng với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nước ta ngày càng lớn.
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7% năm 2019
Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018 đạt khoảng 6,9 – 7%, là mức cao nhất 10 năm nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ và tốc độ này sẽ được duy trì trong năm sau.
Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu
Doanh số của một công ty thường tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông nhưng tỷ lệ theo cấp số nhân hay số cộng lại phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả truyền thông thương hiệu
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.