Quốc tế
2019 sẽ đón chờ gì từ chiến tranh thương mại?
2019 sẽ là năm quan trọng đối với thương mại thế giới khi cuộc đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu tạo ra những tác động rõ nét hơn và những thời hạn quan trọng đang dần tiến đến.
Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây cho biết một cuộc gặp mặt trực tiếp với Mỹ liên quan đến thương mại đã được lên kế hoạch, theo đó phái đoàn từ Washington sẽ đến Bắc Kinh vào tuần thứ hai của tháng 1, Reuters đưa tin.
Vài tuần trở lại đây, các nhà chức trách của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nói chuyện qua điện thoại nhưng lần gặp vào tháng tới sẽ là cuộc "chạm trán" đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau hồi đầu tháng này tại Buenos Aires.
Quốc gia châu Á có vẻ như đang cho thấy sự gia tăng nỗ lực giải quyết chiến tranh thương mại.
Kể từ thời điểm hai người đứng đầu đạt được thỏa thuận tạm dừng gia tăng căng thẳng, Trung Quốc đã loại bỏ mức thuế trả đũa đối với sản phẩm ô tô của Mỹ cũng như đang soạn thảo đạo luật dừng việc chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn giảm thuế nhập khẩu đối với khoảng 700 loại sản phẩm và bắt đầu mua dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và đậu nành của Mỹ trở lại.
Rõ ràng, Trung Quốc muốn Mỹ loại bỏ mức thuế quan gia tăng đã được áp dụng cũng như không áp thêm thuế mới. Tuy vậy, Washington được cho là sẽ đòi hỏi nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định.
Những tổn thương đã và có thể xảy ra với nền kinh tế có thể xem là nguyên nhân khiến Bắc Kinh gia tăng thiện chí giải quyết chiến tranh thương mại.
Trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhờ vào sản xuất và xuất khẩu mạnh mẽ, Trung Quốc đang đối mặt với không ít thách thức gia tăng khi tăng trưởng toàn cầu đang thấy đà giảm tốc.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất khoảng hai thập kỷ và quốc gia này đang cố gắng dịch chuyển nền kinh tế dựa vào tiêu dùng cũng như giảm sự phụ thuộc vào nợ.
Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc tháng vừa rồi đã sụt giảm lần đầu tiên sau 3 năm do nhu cầu sụt giảm trong nước cũng như nước ngoài, theo thông tin từ CNBC.
Bloomberg cho biết kể từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc “bay hơi” khoảng 2.00 tỷ USD vốn hóa và rơi vào tình trạng suy giảm (thị trường gấu).
Mặc dù khơi mào căng thẳng thương mại, Mỹ cũng phải chịu không ít quả đắng mà nổi bật nhất là việc chưa thể giảm thặng dư thương mại với Trung Quốc và thậm chí, giá trị còn gia tăng.
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, người tiêu dùng Mỹ chưa bao giờ cho thấy sự bi quan đối với tương lai kinh tế như hiện tại. Niềm tin của doanh nghiệp nhỏ rơi xuống mức thấp nhất hai năm rưỡi và hàng loạt dự báo lợi nhuận sụt giảm vào năm 2019, theo Bloomberg.
Không chỉ có Mỹ và Trung Quốc, 2019 được đánh giá là năm kinh tế toàn cầu sẽ cảm nhận rõ tác động tiêu cực từ những căng thẳng thương mại.
Khối lượng thương mại toàn cầu có thể suy giảm hơn nữa trong lúc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới loay hoay tìm giải pháp. Không ít công ty đã lên tiếng cảnh báo về sự gián đoạn thương mại đang diễn ra và cùng lúc, những người bị tổn thương xuất hiện.
Một trong những vấn đề khiến thị trường quan tâm nhất khi bước qua năm mới chính là khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại trước 1/3, kết thúc thời hạn 90 ngày “ngừng bắn”.
Nếu viễn cảnh tốt đẹp diễn ra, đám mây đen đang bao trùm kinh tế thế giới sẽ tan đi nhưng hiện tại, mối nguy hại vẫn đang đe dọa và nỗi lo chưa thể dừng lại.
AmCham bật mí cách thức Việt Nam tận dụng triệt để chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Việt Nam tỏa sáng bất chấp áp lực từ chiến tranh thương mại
Đối đầu thương mại Mỹ - Trung được đánh giá đang mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng rủi ro cũng sẽ nằm trong chính sự phát triển ấy.
Bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến doanh nghiệp Việt Nam
Ngay cả Trung Quốc cũng phải chờ sau kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ để có chiến lược phù hợp nên Việt Nam cũng phải nghe ngóng để phản ứng kịp thời.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.