Từ chàng trai bỏ học đại học đến tỷ phú công nghệ giàu nhất châu Âu

Hường Hoàng Thứ sáu, 18/02/2022 - 11:25

Theo Forbes, ông Guillaume Pousaz, tỷ phú Thụy Sĩ, ông chủ của hãng fintech Checkout.com vừa trở thành doanh nhân công nghệ giàu nhất châu Âu sau một vòng gọi vốn mới.

Sau khi huy động được 1 tỷ USD từ một nhóm các nhà đầu tư, Checkout.com hiện đang được định giá 40 tỷ USD. Forbes ước tính, Pousaz đang sở hữu gần 2/3 cổ phần của Checkout.com và có giá trị tài sản ròng hiện tại vào khoảng 23 tỷ USD.

Theo CNBC, Guillaume Pousaz đã không huy động bất kỳ khoản tài trợ nào từ bên ngoài trong suốt bảy năm ròng. Công ty huy động vốn vòng Series A lần đầu tiên vào năm 2019 với số vốn huy động trị giá 230 triệu USD. Thỏa thuận này đã biến công ty thành một “kỳ lân” công nghệ đáng thèm muốn với mức định giá 2 tỷ đô la.

Sau vòng gọi vốn này, công ty đã đạt được những mức tăng trưởng ấn tượng. Những báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 10/2021 về tình hình kinh doanh của Checkout.com cho thấy doanh thu của công ty vào năm 2020 đã tăng 73% lên mức 252 triệu USD, trong khi đó lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 25 triệu đô la, cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2019.

Từ chàng trai bỏ học Đại học đến tỷ phú công nghệ giàu nhất châu Âu
Pousaz vừa trở thành tỷ phú công nghệ giàu nhất châu Âu

Hiện tại, Checkout.com đang cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán cho nhiều công ty công nghệ tên tuổi như Netflix, Farfetch, Grab và Sony, các công ty tài chính lớn ở châu Âu như Klarna và Revolut và cả những nền tảng tiền điện tử như Coinbase và Crypto.com.

Trong vòng huy động vốn Series D vào tháng 1 vừa rồi, những công ty đầu tư như Altimeter, Dragoneer, Franklin Templeton và một số công ty khác đã đồng ý góp vốn, đưa tổng số tiền do Checkout.com huy động được ở vòng này lên 1,8 tỷ USD. Checkout.com cho biết rằng, số tiền huy động được sẽ được dùng để thúc đẩy sự phát triển của công ty ở thị trường Hoa Kỳ. 

Công ty hiện đang có kế hoạch tăng số lượng nhân viên ở nước này lên 200% ở trong năm nay. Việc các công ty rót vốn ngày càng nhiều vào lĩnh vực xử lý thanh toán kỹ thuật số thể hiện sức hút lớn của ngành này trong thời kỳ đại dịch. Định giá của Checkout.com đã tăng từ 5,5 tỷ USD vào tháng 6/2020, lên mức 15 tỷ USD vào tháng 1/2021 và cuối cùng đạt 40 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.

Những đối thủ cạnh tranh của Checkout.com là Stripe và Adyen cũng đã nhận được mức định giá hấp dẫn trong bối cảnh dịch vụ mua sắm tại nhà bùng nổ do đại dịch.

Giờ đây, Checkout.com đã trở thành một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất ở Châu Âu. Công ty có 1.100 nhân viên trên toàn thế giới và 600 nhân viên ở London. Công ty còn có những văn phòng nhỏ khác ở Paris, Berlin và San Francisco.

Theo Forbes, vòng huy động vốn gần đây nhất đã giúp cho Pousaz lọt vào danh sách 100 người giàu nhất thế giới.

Guillaume Pousaz theo học khoa kinh tế tại Thụy Sĩ với mong muốn trở thành chủ của một ngân hàng cấp vốn. Nhưng vào năm học cuối cùng, khi biết tin cha mình mắc ung thư tuyến tụy, Pousaz đã bỏ học và trở thành một vận động viên lướt sóng ở California.

Sau này, Pousaz quay lại với mảng tài chính ngân hàng và làm việc cho một công ty xử lý thanh toán của Mỹ. Với những trải nghiệm này, Pousaz bắt đầu thành lập Checkout.com vào năm 2012. Chia sẻ với CNBC, Pousaz cho biết ông luôn bị thu hút bởi những dịch vụ tài chính, bởi theo ông đây là dịch vụ cung cấp “nguồn sống” cho nền kinh tế toàn cầu. 

Tại California, ông được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới thanh toán, đồng thời nhận ra được tiềm năng cũng như các vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực này. Từ đó, ông ấp ủ về việc xây dựng một hệ thống xử lý thanh toán tốt hơn với quy mô toàn cầu. Do vậy, Checkout.com ra đời.

Một trong những chiến lược chính của Pousaz đó là coi công nghệ số là một công cụ đòn bẩy trong việc phát triển hệ thống xử lý thanh toán. Với tư duy toàn cầu và hành động địa phương, Checkout.com tập trung vào việc bản địa hóa các sản phẩm của mình.

Chính vì vậy, Checkout.com đã cung cấp những giải pháp thanh toán với quy trình đơn giản và hiệu quả để có thể dễ dàng áp dụng trên quy mô toàn cầu. Tuy vậy, công ty không xây dựng một hệ thống công nghệ phù hợp với tất cả mọi người mà xây dựng những hệ thống phù hợp với từng đối tượng khác nhau, từng khu vực khác nhau.

Với chiến lược kinh doanh như vậy, Checkout.com đã trở thành một trong những công ty công nghệ khởi nghiệp giá trị nhất trên thế giới như ngày nay. 

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".