Tài chính
Tỷ lệ dự phòng nợ xấu tại các ngân hàng giảm mạnh
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu bình quân toàn hệ thống là 80,8%, thấp hơn đáng kể so với thời điểm cuối năm 2022 là 114,2%.
Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội vừa có báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 gửi Quốc hội khóa XV.
Báo cáo ghi nhận những khó khăn kinh tế, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023. Tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch Covid-19 và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước cho thấy việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn.
Với ngành tài chính ngân hàng, báo cáo ghi nhận việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các TCTD yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm.
Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân vẫn ở mức cao. Theo báo cáo của Chính phủ, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm. Tuy nhiên, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi suất cho vay bình quân của 35 ngân hàng thương mại trong nước tính đến cuối tháng 3/2023 khoảng 10,23%, cao hơn 0,56 điểm % so với cuối năm 2022.
Tín dụng tăng trưởng đến cuối tháng 4 tăng thấp 2,75% so với đầu năm, cho thấy những khó khăn trong khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nợ xấu có xu hướng tăng.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, giá trị nợ xấu tăng 40,2% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối tháng 3/2023 là 2,88 %. Con số này thời điểm cuối năm 2022 là 2,05%.
Đáng chú ý, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu bình quân toàn hệ thống là 80,8%, thấp hơn đáng kể so với thời điểm cuối năm 2022 là 114,2%. Tỷ lệ dự phòng cụ thể/nợ xấu trong cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân bình quân toàn hệ thống là 54,1% so với cuối năm 2022 là 77,2%.
Kênh huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) gặp khó khăn. Trong quý I, tổng giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và TPDN lần lượt đạt 1,7 nghìn tỷ đồng và 28,96 nghìn tỷ đồng, giảm 92% và 87,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ TPDN năm 2023 lớn, nhất là quý III dự kiến có khoảng 104 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với thị trường trong thời gian tới.
Một số vụ việc xảy ra thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là những bất cập trong việc nhân viên ngân hàng tư vấn đầu tư TPDN, môi giới, tư vấn phát hành, hỗ trợ, cam kết mua lại trái phiếu và định hướng người gửi tiền chuyển sang mua TPDN, bán chéo bảo hiểm khi xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Về giải pháp, UBKT đề nghị Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có giải pháp chính sách kịp thời. Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn, nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh việc xây dựng tiêu chí và phương pháp xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng theo tinh thần Nghị quyết số 62/2022/QH15 của Quốc hội.
HSBC: Tín dụng tăng chậm phản ánh nền kinh tế còn nhiều trở ngại
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?
Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.
Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.