Ứng dụng gọi xe ngoại dần thâu tóm thị phần taxi tại Việt Nam

Việt Hưng Thứ năm, 28/06/2018 - 09:30

Taxi truyền thống ngày một xuống dốc, ứng dụng gọi xe nội vừa ra mắt đã liên tục bị phàn nàn tạo điều kiện cho kế hoạch đánh chiếm thị trường Việt Nam của Grab, hay sắp tới là Go-Jek trở nên thênh thang, rộng mở.

Go-Jek, đối thủ lớn nhất của Grab gia nhập thị trường Việt Nam

Vừa qua, ứng dụng gọi xe GO-VIET với sự hậu thuẫn của ông lớn Go-Jek đã tuyên bố tham gia thị trường gọi xe Việt Nam. Chính thức thử nghiệm từ tháng 7 tới, GO-VIET sẽ triển khai 2 dịch vụ đầu tiên là: đặt xe hai bánh và giao hàng. Sau đó là tiến tới dịch vụ đặt xe 4 bánh và đối đầu Grab.

Với số tiền 500 triệu USD tuyên bố rót vào thị trường Đông Nam Á, nhiều người kì vọng thông qua GO-VIET, Go-Jek sẽ trở thành một đối trọng với Grab, thay vì để startup Malaysia nắm giữ vị thế độc tôn trong lĩnh vực gọi xe như hiện nay.

Bởi nếu xét về cả tiềm lực tài chính và quy mô doanh nghiệp, Go-Jek là cái tên khả quan nhất xứng tầm nhất. Ngoài ra, sự đa dạng hệ sinh thái của 2 công ty là như nhau. Trong khi Go-Jek đang được định giá 5 tỷ USD, thì Grab nhỉnh hơn với 6 tỷ USD.

Thế nhưng, cả Go-Jek và Grab đều là những ứng dụng gọi xe của công ty nước ngoài. Việc 2 ông lớn trong ngành cùng có mặt ở thị trường Việt Nam đồng nghĩa ứng dụng gọi xe nội đang mất dần cơ hội tại chính sân nhà của mình.

Trong khi đó, những đơn vị vận tải hành khách truyền thống như: Savico, Mai Linh hay VinaSun...tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh sụt giảm.

Cá mập ngoại đang từng bước 'nuốt chửng' thị trường gọi xe Việt Nam như thế nào?
Nhiều đơn vị vận tải hành khách truyền thống làm ăn sa sút trước sức ép từ Grab

Sức ép khủng khiếp từ Grab

CTCP Dịch Vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tuyên bố ngừng kinh doanh hoạt động taxi của mình trước sức ép từ Grab. Sau gần 10 năm hoạt động, liên doanh này phải cơ cấu lại đoàn xe và cải thiện chất lượng phục vụ để duy trì tỷ lệ khai thác xấp xỉ 90% nên chi phí tăng cao.

"Thế nhưng, khi vừa có lợi nhuận để bù đắp lỗ lũy kế trước đó thì lại chịu sự cạnh tranh thị phần gay gắt từ Grab và Uber", phía Savico cho hay.

Tất nhiên, liên doanh ComfortDelgro Savico Taxi không phải là cá biệt. Ngay cả các đơn vị cung cấp dịch vụ taxi lớn như Vinasun hay Mai Linh những năm qua cũng liên tục gặp khó khi phải cạnh tranh với Uber, Grab.

Trong quý 1 vừa qua, tình hình kinh doanh của VinaSun  xấu hơn dự kiến. Doanh thu từ mảng dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi giảm mạnh, chỉ đạt 202 tỷ đồng, chưa bằng 1/5 so với con số hơn 1.000 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận của Vinasun còn giảm mạnh hơn. Lãi sau thuế của công ty trong quý đầu năm chỉ đạt 11,6 tỷ, giảm 5 lần so với cùng kỳ. Con số này chỉ tương đương với 12% kế hoạch năm mà ban lãnh đạo đề ra.

Trong khi Vinasun khốn đốn ở miền Nam, thì ở miền Bắc, Mai Linh cũng đang chật vật không kém. Trong năm 2017, công ty đã phải cắt giảm hơn 3.000 nhân sự, doanh thu đến phần lớn từ việc… bán xe.

Doanh thu của công ty trong năm 2017 chỉ đạt 1.039 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Hoạt động kinh doanh chính nối dài những năm tháng thua lỗ trước đó khi báo lỗ 54 tỷ đồng.

Quy mô ngày càng thu hẹp khiến các tài xế của Vinasun hay Mai Linh ít được hỗ trợ hơn. Số cuốc xe họ nhận được mỗi ngày cũng ít dần.Thống kê cho thấy trong năm 2017, số lượng cuộc gọi bình quân mỗi ngày của Vinasun giảm hơn 12.000 cuộc gọi. Nếu tính trung bình, mỗi tài xế Vinasun chỉ nhận được 6,2 cuộc gọi xe mỗi ngày, giảm hẳn so với 2016 và những năm trước đó.

“Việc cạnh tranh bằng giá thấp phi lý, liên tục dùng nguồn tài lực để khuyến mãi cho khách hàng, tài trợ cho chủ xe, lái xe nhằm xâm chiếm thị phần của các Công ty nước ngoài đã gây tác động lớn đến thị phần của công ty”, phía Vinasun đánh giá.

Trên thực tế, cả Vinasun và Mai Linh đều đang tìm cách giải quyết bài toán hóc búa trước mắt, nhưng cả 2 đang tỏ ra chậm chạp trước đối thủ cạnh tranh là Grab. Hiện tại, cả trên thị trường taxi lẫn xe ôm, Grab đều là đơn vị thống trị, với quy mô khoảng 130.000 xe.

Cá mập ngoại đang từng bước 'nuốt chửng' thị trường gọi xe Việt Nam như thế nào? 1
Những tân binh như VATO, Aber, hay FastGo vẫn chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng

Ứng dụng gọi xe Việt có tiếng, nhưng không có miếng

Sự xuống dốc của một loạt những đơn vị vận tải hành khách truyền thống, cộng thêm việc Uber mới đây rút chân khỏi thị trường Việt Nam đã để lộ ra "khoảng trống" dành cho các ứng dụng gọi xe trong nước. Chỉ trong ít tháng, một loạt ứng dụng gọi xe Việt đã được ra mắt như: VATO, Aber, hay FastGo...

VATO trước đây là ứng dụng gọi xe Vivu, được doanh nghiệp vận tải xe khách Phương Trang mua lại và đổi tên. Số tiền mà Phương Trang tuyên bố rót vào VATO là hơn 2.200 tỷ đồng.

Trong khi Aber là một ứng dụng gọi xe của nhóm kỹ sư người Việt ở Châu Âu. Các dịch vụ mà Aber cung cấp là xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, ô tô, xe cho thuê, xe tải chở hàng và xe khách đường dài...

Còn FastGo ứng dụng gọi xe trực thuộc tập đoàn NextTech. Phía FastGo tuyên bố không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe theo tỷ lệ %, mà chỉ thu phí dịch vụ tối đa không quá 30.000 đồng/ngày.

Được kì vọng là vậy, nhưng tới nay, cả VATO, Aber, hay FastGo đều chưa thể khiến khách hàng của mình thực sự hài lòng.

VATO từng nhận nhiều phàn nàn khi ứng dụng không hiện vị trí mình đứng hay vị trí của khách. FastGo mới ra mắt, nhưng liên tiếp gặp trục trặc về kĩ thuật. Còn ABER mới chỉ xuất hiện ở TP. HCM và chưa thể hiện được sự ưu việt.

Không phủ nhận, các ứng dụng gọi xe trong nước dù có tuổi đời non trẻ, nhưng đều đang ngày một nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cũng như công nghệ, kĩ thuật. Tuy nhiên, chỉ nỗ lực thôi vẫn chưa đủ để bắt kịp đối thủ sừng sỏ như Grab.

Chưa rõ, cuộc chiến tới đây trên thị trường gọi xe sẽ có diễn biến ra sao. Nhưng chắc chắn các ứng dụng gọi xe Việt nếu không tận dụng triệt để được tính bản địa, cũng như lợi thế sân nhà, thì khả năng cạnh tranh với các ứng dụng ngoại, cụ thể là Grab sẽ ngày một hẹp lại.

Không loại trừ khả năng, trong một tương lai không xa, rất có thể thị trường gọi xe Việt Nam sẽ chỉ là sự phân chia của các cá mập ngoại lắm tiền, nhiều của.

Vào ngày 22/6 vừa qua, Bộ GTVT đã yêu cầu GrabTaxi không triển khai ứng dụng công nghệ kết nối vận tải trên địa bàn các tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai.
Bộ GTVT không đồng ý và yêu cầu Grab không được mở rộng ứng dụng tại các tỉnh ngoài đề án thí điểm. Đồng thời, Grab không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi khi chưa được sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và sở giao thông vận tải địa phương.
Theo Bộ GTVT, Công ty TNHH GrabTaxi chỉ được phép hoạt động tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh theo đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng được Chính phủ phê duyệt. Bộ Giao thông chưa có chủ trương mở rộng dịch vụ Grab ra nhiều tỉnh, thành khác.
Bộ GTVT khẳng định, luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ được áp dụng với các đơn vị vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh và phương tiện đã được cấp phù hiệu vận tải. Đồng thời, các đơn vị phải chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Doanh nghiệp -  6 năm
Thời gian này, GO-VIET sẽ triển khai hai dịch vụ đầu tiên là: đặt xe hai bánh và giao hàng.
Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Doanh nghiệp -  6 năm
Thời gian này, GO-VIET sẽ triển khai hai dịch vụ đầu tiên là: đặt xe hai bánh và giao hàng.
Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Go-Jek đầu tư vào GO-VIET cạnh tranh Grab ở Việt Nam, tháng 7 bắt đầu chạy thử

Doanh nghiệp -  6 năm

Thời gian này, GO-VIET sẽ triển khai hai dịch vụ đầu tiên là: đặt xe hai bánh và giao hàng.

Grab nhận khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Toyota

Grab nhận khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Toyota

Quốc tế -  6 năm

Thương vụ này sẽ đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất của một nhà sản xuất ô tô vào thị trường gọi xe.

Grab có đối thủ mới tại Việt Nam: Phát triển 20.000 xe, không thu chiết khấu tài xế

Grab có đối thủ mới tại Việt Nam: Phát triển 20.000 xe, không thu chiết khấu tài xế

Doanh nghiệp -  6 năm

Sáng nay (12/6), FastGo - ứng dụng gọi xe trực thuộc tập đoàn NextTech đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Grab Việt Nam đang mắc kẹt trong trò chơi 'hội đồng tổng cốc'?

Grab Việt Nam đang mắc kẹt trong trò chơi 'hội đồng tổng cốc'?

Doanh nghiệp -  7 năm

Gần đây, Grab Việt Nam liên tiếp phải chịu những pha "cốc đầu" từ chính các đối thủ (các ứng dụng gọi xe mới), và cả những phán quyết không có lợi từ phía cơ quan chức năng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  7 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  2 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  6 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  6 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  7 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  8 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  8 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  8 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.