Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Ngân hàng TNHH United Overseas Bank Việt Nam (UOB Việt Nam) và CTCP Nam Việt (Navico) ngày 4/4 công bố ký kết thỏa thuận tín dụng thương mại xanh nhưng con số chi tiết không được tiết lộ.
Đây là khoản tín dụng xanh hỗ trợ nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mô hình bền vững của Navico, từ việc mua nguyên liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cho đến việc đầu tư sâu hơn vào công nghệ sản xuất tiên tiến, tối ưu hóa chuỗi cung ứng theo hướng hiện đại, khoa học và hiệu quả.
Đồng thời, khoản tín dụng này cũng giúp tiếp cận các sáng kiến mới, đón đầu xu hướng xanh như kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên, chuyển đổi năng lượng sạch.
Trước đây, UOB Việt Nam đã cấp tín dụng cho Navico để triển khai dự án lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Dự án này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành trong bối cảnh giá điện tăng cao mà còn góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ngành thủy sản là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, với giá trị xuất khẩu hằng năm dao động từ 9 – 11 tỷ USD. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu thủy sản, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
Tuy nhiên, đây cũng là ngành có tác động đáng kể đến môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới mô hình nuôi trồng thủy sản xanh, bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam đối diện với áp lực phải nhanh chóng thích ứng, chuyển đổi mô hình sản xuất để duy trì lợi thế cạnh tranh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ, giảm thiểu tác động môi trường và bảo vệ hệ sinh thái biển.
Ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Navico, cho biết, trong nhiều năm qua, doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào mô hình chuỗi cung ứng tích hợp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và cam kết trách nhiệm với môi trường.
“Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hợp tác chiến lược với UOB Việt Nam để mở rộng nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất bền vững, góp phần đưa ngành thủy sản Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế”, ông Tới nhấn mạnh.
Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp UOB Việt Nam, nhận định, khi các hoạt động bền vững ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, việc tiếp cận nguồn tài chính xanh đóng vai trò thiết yếu để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này.
Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản, cần nguồn lực tài chính vững mạnh và sự hợp tác quốc tế để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.
“UOB cam kết không chỉ cung cấp các giải pháp tài chính mà còn chia sẻ chuyên môn để giúp doanh nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu kinh doanh đồng thời nâng cao tính bền vững. Hợp tác với các doanh nghiệp có tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững rõ ràng, như Navico, sẽ tiếp tục là trọng tâm của UOB Việt Nam”, ông Lim cho hay.
Tính đến tháng 4/2025, UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nhưng vẫn phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức.
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.