Diễn đàn quản trị
Ưu tiên của các giám đốc tài chính trong năm 2025
Các giám đốc tài chính ở Đông Nam Á đang đặt mục tiêu cải thiện doanh thu để đảm bảo sức chống chịu và duy trì tăng trưởng qua các chu kỳ kinh tế.

Khảo sát của Deloitte với 190 giám đốc tài chính (CFO) cùng phỏng vấn trực tiếp 11 CFO trong khu vực Đông Nam Á đã vẽ nên một bức tranh rõ nét về những ưu tiên chiến lược của các lãnh đạo tài chính trong năm 2025.
Tăng trưởng doanh thu lên ngôi
Dù nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro như suy thoái, lạm phát và lãi suất cao, phần lớn CFO giữ quan điểm trung lập và lạc quan thận trọng về triển vọng tài chính. Theo khảo sát, 82% CFO xem tăng trưởng doanh thu là ưu tiên chiến lược hàng đầu, cao hơn kiểm soát chi phí (71%) và tối ưu hiệu quả tài chính (70%).
Ông Ho Kok Yong, Lãnh đạo chương trình CFO của Deloitte châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á nhận định, các CFO trong khu vực đã quen với trạng thái biến động liên tục của kinh tế - chính trị và chuyển hướng tập trung vào tăng trưởng bền vững.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong môi trường đầy bất trắc, các CFO đang điều chỉnh chiến lược phân bổ vốn và tăng cường giám sát danh mục đầu tư.
Hơn một nửa số CFO cho biết họ đánh giá hiệu suất danh mục đầu tư ít nhất hai lần mỗi năm. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) cũng gia tăng đáng kể, với hơn 25% CFO cho biết công ty của họ đã thực hiện ít nhất một thương vụ M&A trong ba năm qua. Gần một nửa số giám đốc tài chính kỳ vọng số lượng thương vụ này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo ông Yong, để thực sự trở nên tinh gọn và điều hướng phát triển một cách đúng đắn, các CFO tại Đông Nam Á cần phải đi tiên phong để hỗ trợ tổ chức của mình hướng tới tư duy “luôn sẵn sàng” đánh giá danh mục đầu tư để đảm bảo tài sản phù hợp với chiến lược tổng thể. Nếu không phù hợp, họ cần có sự linh hoạt để thoái vốn hoặc hợp tác nhằm tạo giá trị mới.
Theo
lãnh đạo Deloitte, bối cảnh kinh doanh năng động và đầy biến động hiện nay đòi
hỏi các tổ chức phải phát triển hai khả năng chính. Một là khả năng chống chịu
nhằm bảo vệ những yếu tố nền tảng của mình và hai là tăng trưởng đột phá, qua đó
đẩy nhanh quá trình kiến tạo giá trị.
“Vì vậy, mục tiêu của các CFO tại Đông Nam Á là đa dạng hóa và cải thiện các nguồn doanh thu để tổ chức của họ có đủ sức chống chịu và hướng tới tiếp tục phát triển qua các chu kỳ tăng trưởng và suy thoái”, ông nói thêm.
Kỳ vọng từ AI
Các CFO tại Đông Nam Á kỳ vọng công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa sẽ đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động tài chính. Hơn một nửa số CFO dự kiến tích hợp nhiều công nghệ tự động hóa vào quy trình vận hành, trong khi hơn một phần ba dự kiến tăng đầu tư vào công nghệ trong năm tới.
Nhiều doanh nghiệp đã thành lập trung tâm nghiên cứu AI hoặc nhóm chuyên trách để thử nghiệm công nghệ này. Tuy nhiên, phần lớn vẫn ở giai đoạn đầu, tập trung vào các ứng dụng rủi ro thấp nhằm tự động hóa một phần công việc thủ công.
Theo Deloitte, thách thức lớn nhất mà các CFO gặp phải khi đầu tư vào AI là khó định lượng lợi ích, rủi ro áp dụng, cũng như vấn đề quyền riêng tư và bảo mật.
Nhìn từ góc độ tài chính, các yếu tố về nhân lực và lòng tin đóng vai trò quan trọng. CFO lo ngại về kỹ năng sử dụng AI của đội ngũ, cũng như văn hóa doanh nghiệp và mức độ sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới.
Điều này cho thấy, dù AI mang lại tiềm năng lớn, sự kết hợp giữa công nghệ và phán đoán của con người vẫn là yếu tố then chốt trong quá trình ứng dụng AI đáng tin cậy.
Ngoài ra, việc phát triển các kỹ năng và khả năng của nhân sự trong việc áp dụng thuần thục AI nên là trọng tâm trong tương lai để không chỉ sử dụng các công cụ AI một cách hiệu quả mà còn xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro đi kèm.

Thách thức cân bằng ESG và mục tiêu tài chính
Mặc dù nhận thức rõ về tầm quan trọng của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG), chỉ dưới 25% CFO cho biết đã tích hợp ESG vào mô hình hoạt động. Phần lớn các doanh nghiệp cũng chỉ mới ở giai đoạn thăm dò hoặc thử nghiệm.
Rào cản lớn nhất khi triển khai ESG đến từ nguồn lực, năng lực nhân sự và khó khăn trong đo lường tác động. Đặc biệt, CFO phải đối mặt với bài toán cân đối giữa chi phí tuân thủ ESG và hiệu quả tài chính. Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực mua sắm, khi các chiến lược tìm nguồn cung ứng theo tiêu chí ESG thường có chi phí cao hơn và cần được bù đắp bằng các chương trình tối ưu hóa chi phí khác.
Hiện tại, các CFO đang tập trung vào ba hành động chính: đánh giá rủi ro ESG, báo cáo sáng kiến ESG cho các bên liên quan và thiết lập các chỉ số hiệu suất ESG. Tuy nhiên, chỉ số ít CFO đã điều chỉnh chiến lược phân bổ vốn theo hướng ESG.
Theo ông Yong, ESG và thành công tài chính dài hạn không đối lập nhau. Nhưng trong ngắn hạn, CFO vẫn gặp nhiều thách thức khi cân bằng hai mục tiêu này. Ông cũng lưu ý rằng, việc tập trung quá mức vào các chỉ số tài chính ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức bền tài chính về lâu dài.
Với bối cảnh kinh doanh đầy biến động, các CFO tại Đông Nam Á không chỉ cần tăng cường khả năng chống chịu mà còn phải tìm kiếm tăng trưởng đột phá. Điều này đòi hỏi tư duy linh hoạt, khả năng tận dụng công nghệ và sự nhạy bén trong cân đối giữa tài chính và ESG để đảm bảo sự phát triển bền vững.
'Chìa khóa' giúp các giám đốc tài chính ứng phó biến động thời cuộc
'Trợ lý' đắc lực của giám đốc tài chính trong kỷ nguyên số
AI không chỉ đồng bộ mà còn giúp giám đốc tài chính có đầy đủ dữ liệu để ra quyết định đúng đắn nhằm giảm chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi năng lực của giám đốc tài chính
Trong bối cảnh mới, những người làm tài chính cần tiến lên một bước, đặc biệt là phải trở thành bậc thầy về dữ liệu, để có thể trở thành nhà tư vấn đắc lực cho CEO và ban điều hành.
Giám đốc tài chính trở thành nhà hoạch định chiến lược
Không đơn thuần là người làm công tác kế toán mà giám đốc tài chính hợp tác với CEO, tham gia tích cực, chủ động vào các cuộc họp của lãnh đạo, đưa ra tầm nhìn khác hoặc một số kiến nghị mà trước đây cảm thấy đó không phải là trách nhiệm của mình.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với 'vũ trụ trải nghiệm' Vincom
Kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay, Vincom tiếp tục khẳng định vai trò 'mini getaway' giữa lòng đô thị với chuỗi sự kiện “Yêu nước” tôn vinh tinh thần dân tộc cùng sự ra mắt loạt thương hiệu mới, khu vui chơi hiện đại và lễ hội Vietnam Art Toy Festival 2025 có quy mô lớn chưa từng có tại Hà Nội.
Giá vàng hôm nay 28/4: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm
Giá vàng hôm nay 28/4 buổi sáng tiếp tục xu hướng giảm. Một số chuyên gia nhận định thị trường vàng chưa thể kết thúc nhịp điều chỉnh sớm.
Quảng Trị 'khai tử' 5 dự án điện gió
UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.
Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank
Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.