Gpay đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới tới 63 tỉnh thành phố của Việt Nam và cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính bao gồm: cổng thanh toán, ví điện tử, thu hộ chi hộ và đầu tư số... cho hơn 5 triệu người dùng vào năm 2023.
Sự kiện này mở ra cơ hội lớn để AppotaPay cùng Nam Á Bank phục vụ và mang đến cho khách hàng những dịch vụ thanh toán tối ưu nhất.
Đại diện Momo cho biết, nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng Siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Nổi bật trong danh sách 13 startup được KrASIA bình chọn có 2 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Tiki và AppotaPay.
Ví điện tử MoMo là ví điện tử đầu tiên vinh dự được Chính phủ lựa chọn làm kênh thanh toán chính thức và đồng hành cùng Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Động thái mới đây giúp Gojek nâng khả năng cạnh tranh với Grab và Sea Group - hai công ty gần đây đã nhận được giấy phép ngân hàng số ở Singapore.
Sử dụng ví điện tử thanh toán online thay cho tiền mặt đang trở thành xu hướng của người tiêu dùng Việt. Nhưng chính các loại ví công nghệ cũng đang là đích ngắm của hầu hết các cuộc tấn công mạng. Vậy người dùng nên lựa chọn loại ví điện tử như thế nào để vừa đảm bảo an toàn, đồng thời có thể hỗ trợ thanh toán thuận tiện ở mọi nơi?
Thanh toán vẫn được xem là lĩnh vực "nóng" của mảng fintech tại Việt Nam, khi đóng góp tới 31% các startup, theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020.
MoMo hiện hợp tác trực tiếp với các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines/Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Đường Sắt Việt Nam, cùng các hệ thống bán vé xe khách lớn tại Việt Nam để cung cấp vé đến người dùng.
Đáng chú ý, riêng tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bước vào giai đoạn cao điểm, số người dùng lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt qua Moca trên nền tảng Grab đã tăng đến 22,5% so với tháng trước đó.