Khởi nghiệp

Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa

Việt Hưng Thứ sáu, 16/02/2024 - 20:19

Có một nghịch lý tại thị trường ví điện tử Việt Nam là các doanh nghiệp có doanh thu dẫn đầu đều đang lỗ, trong khi các ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn thì lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn.

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ. Trong vòng 4 năm từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022, số lượng người sử dụng ví điện tử đã tăng từ 12,3 triệu lên 41,3 triệu người, tăng lên 235%, theo dữ liệu của Vietdata.

Dự kiến đến năm 2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu người dùng vào năm 2026 và 150 triệu người dùng vào năm 2030.

Xét về độ thông dụng, 6 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam là MoMo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, VNPay và Moca, theo báo cáo "Người tiêu dùng số - The Connected Consumer" công bố bởi Decision Lab trong quý 1/2023.

Theo Vietdata, VNPay là đơn vị dẫn đầu về doanh thu. Năm 2020, doanh thu của VNPay đạt hơn 17.600 tỷ đồng. Con số này tăng 25,9% vào năm 2021 và tăng thêm 34,8% vào năm 2022, đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Theo sau là MoMo, với doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2020 - 2022. Cụ thể, năm 2020, doanh thu của MoMo đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Con số này tăng 19,5% vào năm 2021, sau đó tăng thêm 15,9% vào năm 2022, đạt hơn 8.500 tỷ đồng.

ShopeePay có doanh thu đạt hơn 4.500 tỷ đồng năm 2020. Con số này tăng 19,2% vào năm 2021 và tăng thêm 32,8% vào năm 2022, đạt gần 7.200 tỷ đồng.

Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa
Các ví điện tử có doanh thu hàng đầu Việt Nam - Ảnh: Vietdata

Tuy nhiên, nếu nhìn vào yếu tố lợi nhuận, các ví điện tử có doanh thu dẫn đầu tại Việt Nam hầu hết đều đang lỗ, hoặc lợi nhuận rất mỏng, theo Vietdata.

Với VNPay, lợi nhuận sau thuế ví điện tử này đạt hơn 170 tỷ đồng năm 2020. Đến năm 2021, lợi nhuận VNPay tăng 86,5% và sau đó giảm về hơn 20 tỷ đồng vào năm 2022.

Trong khi đó, năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế MoMo ghi nhận âm khoảng 880 tỷ đồng. Con số này tăng 30% vào năm 2022, âm gần 1.150 tỷ đồng.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế của ZaloPay ghi nhận âm gần 680 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng 82,5% vào năm 2021 và tăng thêm 6,5% vào năm 2022, âm hơn 1.300 tỷ đồng.

Còn ShopeePay trong năm 2020 ghi nhận lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng. Con số này tăng lên âm hơn 380 tỷ đồng vào năm 2021, sau đó giảm 45,2% vào năm 2022, và đạt lợi nhuận âm hơn 200 tỷ đồng.

Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa 1
Lợi nhuận các ví điện tử đang phân hóa - Ảnh: Vietdata

Ở chiều ngược lại, những ví điện tử có doanh thu vốn khiêm tốn như Payoo, NextPay hay Vimo lại đang đạt được mức lợi nhuận sau thuế hấp dẫn, theo Vietdata.

Điển hình là Payoo, lợi nhuận sau thuế của ví điện tử này có xu hướng tăng trong 3 năm liên tiếp. Với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ đồng năm 2020, sau đó tăng lên hơn 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng năm 2022.

NextPay của tập đoàn NextTech ghi nhận lợi nhuận năm 2020 đạt gần 66 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên hơn 90 tỷ đồng vào năm 2021, và tăng mạnh 150% vào năm 2022, đạt hơn 165 tỷ đồng.

Đáng kể nhất là ví điện tử Vimo của Mobifone, ghi nhận mức lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng vào năm 2020. Con số này giảm nhẹ 12,9% vào năm 2021, sau đó bất ngờ tăng mạnh và đạt hơn 150 tỷ đồng vào năm 2022.

Ví điện tử bình dân hóa sản phẩm tài chính, chứng khoán

Ví điện tử bình dân hóa sản phẩm tài chính, chứng khoán

Tài chính -  1 năm
Giờ đây để mở tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản ngay trên ví điện tử. Ngoài ra, có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin mã cổ phiếu và bắt đầu giao dịch chỉ từ một cổ phiếu.
Ví điện tử bình dân hóa sản phẩm tài chính, chứng khoán

Ví điện tử bình dân hóa sản phẩm tài chính, chứng khoán

Tài chính -  1 năm
Giờ đây để mở tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản ngay trên ví điện tử. Ngoài ra, có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin mã cổ phiếu và bắt đầu giao dịch chỉ từ một cổ phiếu.
Những chuyến xe xanh trên mọi miền tổ quốc

Những chuyến xe xanh trên mọi miền tổ quốc

Khởi nghiệp -  6 tháng

Nhờ có sự chung tay của các nhà sản xuất, ứng dụng gọi xe, công ty khởi nghiệp, từ đầu đường cho tới cuối ngõ, những chiếc xe điện đã ngày một trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hướng tới hình thành hệ sinh thái giao vận xanh trên cả nước.

Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và fintech

Khởi nghiệp -  7 tháng

Đằng sau sự lớn mạnh và đa dạng dịch vụ, tiện ích tài chính từ các fintech như: ZaloPay, MoMo, hay Cake là những cái bắt tay đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng truyền thống.

Cựu CEO Go-viet mở chuỗi cà phê công nghệ

Cựu CEO Go-viet mở chuỗi cà phê công nghệ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Dù không tiết lộ số tiền cụ thể, nhưng việc chuỗi Révi Coffee & Tea được quỹ ngoại rót vốn đã đánh dấu sự trở lại của dòng vốn ngoại với thị trường cà phê Việt Nam.

Grab và Gojek có thể sáp nhập

Grab và Gojek có thể sáp nhập

Khởi nghiệp -  7 tháng

Trước đó, mối lương duyên giữa hai ứng dụng gọi xe bắt đầu vào cuối năm 2020, khi Grab và Gojek được cho là đã đồng ý về một số điều khoản của thỏa thuận sáp nhập.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  52 phút

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  20 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.