Vì đâu doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản ngày càng nhiều?
Quỳnh Chi
Thứ ba, 12/06/2018 - 08:36
Bên cạnh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thiếu thông tin và hạn chế nguồn lực, sự yếu kém trong công tác quản trị là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, thậm chí phải giải thể.
Có tới 33.399 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2018.
Hiện nay tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới gần 98% và đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của đất nước.
Ông Nguyễn Kim Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt (Verco) cho biết, hàng năm, các DNNVV trung bình đã tạo ra khoảng hơn một triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ trong tháng 5/2018 Việt Nam có tới 11.027 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 104,8 nghìn tỷ đồng.
Tính chung 5 tháng đầu năm nay, cả nước có 52.322 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 516,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 6,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn hoặc phá sản có xu hướng xảy ra liên tục do những vướng mắc về cơ chế chính sách, thiếu thông tin, hạn chế về nhiều nguồn lực và đặc biệt là những yếu kém trong công tác quản trị tài chính.
Cụ thể trong tháng 5/2018, có tới 6.855 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2018 là 33.399 doanh nghiệp, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15.974 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24% và 17.425 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải thể hoặc phá sản cao tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lãnh đạo Verco đưa ra là hiện nay, nhiều DNNVV chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò và tác dụng tích cực của quản trị tài chính, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc lập các kế hoạch tài chính.
Bên cạnh đó, DNNVV còn thiếu tư duy và tầm nhìn trong lập kế hoạch để sử dụng nguồn tài chính, khả năng kiểm soát tài chính của doanh nghiệp cũng còn yếu và thụ động.
Trong khi đó, ông Trần Đình Trọng, Chủ tịch Công ty TNHH Đào tạo tư vấn PDCA cho rằng, một trong những lý do khiến doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn hoặc phá sản là do các doanh nghiệp đang phụ thuộc quá lớn vào ngôi sao sáng nhất công ty là chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên ông Trọng cho biết, hầu hết chủ doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay lại chủ yếu xuất phát từ nghề mà chưa được trang bị những kiến thức cần thiết như khả năng quản trị, trong đó có quản lý hệ thống doanh nghiệp, quản lý vốn và tài chính, quản lý nhân sự... cũng như các kiến thức về marketing để làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Theo đó, nếu không nắm chắc các yếu tố này hoặc chỉ chú trọng đầu tư vào một trong các yếu tố trên thì doanh nghiệp cũng sẽ chỉ vận hành như "một chiếc bánh xe lăn gập ghềnh trên đường do những chiếc nan hoa không cân xứng".
Vừa qua, Verco cùng PDCA và Công ty cổ phần Onnet đã ký kết hợp tác trong chương trình hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ với gói giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình quản trị và phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, giải pháp xây dựng hệ thống doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động bài bản, tự động hóa; giải pháp chiến lược vốn và tài chính giúp doanh nghiệp tránh tình trạng mất cấu trúc vốn, xây dựng được chiến lược thị trường tài chính để phát triển trong 5 - 10 năm tới; và giải pháp marketing và bán hàng giúp DNNVV cạnh tranh và khẳng định được vị thế trên thị trường.
Không ít ông chủ doanh nghiệp thường xuyên phải đối diện với các vấn đề như các phòng ban phối hợp với nhau không tốt, văn hóa gắn kết chưa rõ nét, đội ngũ mới chưa kết hợp được với nhân sự cũ trong những thay đổi chiến lược, nên giữ ai ở lại, ai phải ra đi…
Nền kinh tế thế giới, dưới tác động của hội nhập, thương mại mậu dịch và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đang được định hình mới, đặc biệt là ở khu vực APEC.
Vốn là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ hoạt động không hiệu quả, không chủ động, khó đổi mới nếu tiềm lực tài chính hạn hẹp.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.