Giá điện bán lẻ tăng 6,08% là chủ đề được dư luận khá quan tâm. Mặc dù đã có sự tính toán kỹ lưỡng của Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN nhưng vẫn còn một số băn khoăn.
Trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ vào cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định việc tăng giá là cần thiết và đã có sự tính toán kỹ lưỡng của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, vẫn còn đó một số băn khoăn.
Tờ Tuổi trẻ sáng nay (5/12) đặt ra vấn đề về cách tính tiền điện cho các ngành như hiện nay liệu có công bằng? Ví dụ như, giá điện cho các doanh nghiệp tiêu tốn năng lượng như xi măng, luyện kim đang rất thấp, và chính người dân sử dụng điện lại đang là người phải bù lỗ cho các doanh nghiệp này.
Giá ưu đãi đặc biệt cho 1 kWh là khoảng 1.100 đồng. Việc Nhà nước có ưu đãi, bán điện giá rẻ có thể hợp lý, nhưng cần hạn chế khả năng mất cân đối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Với lộ trình tăng giá, những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng cũng phải tính đến việc doanh nghiệp nào dùng càng nhiều càng phải trả giá cao, tương tự như với người dân.
Theo tờ Tuổi trẻ, Việt Nam hiện từ nước xuất khẩu năng lượng dần chuyển sang nhập khẩu. Ngành điện không nên ưu đãi cho những ngành vừa tốn năng lượng, vừa có thể gây ô nhiễm.
Ngoài ra, trách nhiệm tự thân của Tập đoàn Điện lực EVN cũng cần phải được làm rõ. Bởi EVN là một doanh nghiệp kinh doanh phải tự tính lời, lỗ, không thể bỏ tiền ra kinh doanh, báo lỗ và số tiền đó bù sang từ việc áp giá điện cao. Tiền điện tăng thêm thu về rồi được tiếp tục kinh doanh như thế nào, xa hơn nữa là tái cấu trúc tập đoàn ra sao để có một thị trường điện cạnh tranh thực sự. Đó cũng là những điều người dân quan tâm.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, để việc tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn với tổng số tiền trên 2.500 tỷ đồng/năm.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.