VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 12.200 tỷ đồng

Lam Giang Thứ tư, 15/03/2023 - 12:00

Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) sáng nay đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại TP.HCM. Phương án chia cổ tức với tỷ lệ 35% gồm cổ tức tiền mặt, cổ phiếu thưởng, và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.200 tỷ năm 2023 đã được thông qua.

Đại hội đồng cổ dông thường niên VIB năm 2023 diễn ra tại TP.HCM vào sáng ngày 15/3.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị VIB, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57%/năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp, vượt trội so với trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng
Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, 2017-2022. Nguồn: BCTC, 2016-2022.

Kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với tỷ lệ gần 90% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng...

Trong năm 2022, VIB đã phát triển các dòng thẻ tín dụng dẫn đầu xu thế thị trường với các tính năng sản phẩm vượt trội và lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam. Chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng khoảng 9 lần, từ gần 9.000 tỷ đồng năm 2018 lên đến mức 75.000 tỷ đồng năm 2022, đồng thời đứng đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

Các gói tài khoản Sapphire cùng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 là những sản phẩm, dịch vụ nổi bật góp phần quan trọng đưa cơ sở khách hàng của VIB tăng 1 triệu khách hàng mới, chạm mốc 4 triệu sớm hơn dự kiến và nâng tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số đạt hơn 130 triệu lượt, tăng 73% so với năm 2021, tăng 26 lần sau 5 năm và chiếm đến 93% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng  1
Tăng trưởng số lượng giao dịch ngân hàng số, 2017-2022. Nguồn: Báo cáo quản trị của VIB

Quản trị rủi ro vững mạnh, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với 90%, đồng thời là một trong những nhà băng có tỷ trọng trái phiếu trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chỉ chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số Ngân hàng Nhà nước đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.

Theo báo cáo phân tích, đánh giá độc lập của Moody’s và Credit Suisse phát hành đầu năm 2023, VIB là ngân hàng có bảng cân đối tài sản an toàn và vững mạnh. Trong đó, tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho vay đầu tư bất động sản trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất trong Top 20 ngân hàng Việt Nam.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng  2

Thông qua kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức và tăng vốn điều lệ

ĐHĐCĐ VIB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36% và kế hoạch chi 35% cổ tức cho cổ đông, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng. Tỷ lệ chia cổ tức cao đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho ngân hàng.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng  3
Tỷ lệ chi trả cổ tức của VIB qua các năm. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017-2022

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20 - 30% cho giai đoạn 2022 - 2026, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, Hội đồng quản trị VIB xác định các định hướng chiến lược như sau:

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng  4
Các định hướng chiến lược của VIB

ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 do hội đồng quản trị đề xuất, bao gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng  5
Kế hoạch kinh doanh 2023

Tại hội nghị, cổ đông đã bỏ phiếu bầu cử hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2027). Với tỷ lệ đồng thuận cao, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua 5 thành viên HĐQT, trong đó có 1 thành viên độc lập và 2 thành viên ban kiểm soát.

Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Tài chính -  1 năm
ROE của VIB đang thuộc nhóm cao nhất thị trường, ngân hàng duy trì mức chi trả cổ tức ở nhóm cao hàng đầu với 40% năm 2020, 35% năm 2021 và dự kiến 35% năm 2022.
Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Tài chính -  1 năm
ROE của VIB đang thuộc nhóm cao nhất thị trường, ngân hàng duy trì mức chi trả cổ tức ở nhóm cao hàng đầu với 40% năm 2020, 35% năm 2021 và dự kiến 35% năm 2022.
Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Lợi nhuận VIB tăng 15 lần sau 6 năm đầu chuyển đổi chiến lược

Tài chính -  1 năm

ROE của VIB đang thuộc nhóm cao nhất thị trường, ngân hàng duy trì mức chi trả cổ tức ở nhóm cao hàng đầu với 40% năm 2020, 35% năm 2021 và dự kiến 35% năm 2022.

VIB có ROE đứng đầu ngành ngân hàng năm 2022

VIB có ROE đứng đầu ngành ngân hàng năm 2022

Tài chính -  1 năm

Trong năm 2022, VIB tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về chỉ số ROE, ACB và MB lọt Top 3 cao hơn Vietcombank, trong khi BIDV bứt phá vào Top 10.

Lợi nhuận VIB năm 2022 tăng 32%, ROE đạt trên 30%

Lợi nhuận VIB năm 2022 tăng 32%, ROE đạt trên 30%

Tài chính -  1 năm

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.580 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Hiệu suất Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE) liên tục đạt trên 30%.

VIB bổ sung thuế 9,7 tỷ đồng cho ba năm trước

VIB bổ sung thuế 9,7 tỷ đồng cho ba năm trước

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán ngày 30/11/2022, công bố thông tin về việc nộp bổ sung 9,7 tỷ đồng tiền thuế. Số tiền thuế bổ sung chủ yếu do doanh thu ghi nhận trễ kỳ, làm tăng lợi nhuận trước thuế các năm 2019, 2020 và 2021 và tăng thuế phải nộp tương ứng.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.