Việt Nam cần làm gì để hóa giải thách thức ‘chưa giàu đã già’?

Phương Anh Thứ bảy, 02/10/2021 - 08:57

Già hóa dân số có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, làm tăng chi tiêu công và gia tăng áp lực đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công, nếu không có các cải cách kịp thời, theo Ngân hàng Thế giới.

Dân số già "ngăn bước" tăng trưởng

So với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam hiện nay, cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân của Việt Nam đều thấp hơn.

Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng, mà để giải quyết sẽ không tránh khỏi những lựa chọn chính sách khó khăn.

Nhận định này được đưa ra trong báo cáo “Việt Nam: Thích ứng với xã hội già hóa” công bố mới đây bởi Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Theo phân tích, với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng, người cao tuổi dự kiến sẽ chiếm từ 10 – 20% dân số Việt Nam vào năm 2035. Tỷ lệ phụ thuộc tuổi già của Việt Nam, được tính bằng số người trên 65 tuổi chia cho số người trong độ tuổi lao động, ước tính sẽ tăng gấp đôi, từ 0,11 năm 2019 lên 0,22 năm 2039.

Tốc độ tăng trưởng dài hạn trong giai đoạn 2020 – 2050 sẽ chậm lại 0,9 điểm phần trăm so với 15 năm qua, khi Việt Nam chuyển dần sang cơ cấu dân số già.

Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội già hóa cũng được dự báo sẽ tiêu tốn thêm từ 1,4 – 4,6% GDP. Việc mở rộng phạm vi bao phủ và cải thiện chất lượng dịch vụ tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí tài khóa.

Giải pháp từ bài học kinh nghiệm của Nhật Bản

Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam có thể quản lý tình trạng già hóa dân số một cách hiệu quả, dựa trên bài học kinh nghiệm ở các quốc gia khác đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tương tự, ví dụ như Nhật Bản.

Các khuyến nghị này bao gồm những cải cách cần thiết để cải thiện sự tham gia của lực lượng lao động và nâng cao năng suất, tăng cường hiệu quả chi tiêu công và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ.

Báo cáo cũng khuyến nghị các hành động chính sách trong bốn lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xu hướng già hóa là thị trường lao động, lương hưu, y tế và chăm sóc người cao tuổi.

Đơn cử, cải thiện năng suất có thể được thúc đẩy bởi những thay đổi trong cơ cấu đầu ra của nền kinh tế, như thay đổi liên ngành trong việc làm, thay vì tăng năng suất lao động nội ngành.

Một trong những yếu tố tác động chính là giải phóng lao động nông nghiệp cho các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, nhờ đó sẽ tạo điều kiện tăng khu vực lao động chính thức.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện thay đổi lớn về chính sách hưu trí để mở rộng đối tượng tham gia, và bao phủ phần lớn dân số, bao gồm cả những lao động trong khu vực phi chính thức.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã thành công trong việc tận dụng lực lượng lao động dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ba thập kỷ qua.

Hiện nay, cùng với quá trình già hóa dân số, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kỹ năng cho lực lượng lao động để thúc đẩy đổi mới, và nâng cao năng suất nền kinh tế.

Cùng với đó, Việt Nam cũng cần bắt đầu tiến hành cải cách lương hưu ngay từ bây giờ để duy trì sinh kế cho người cao tuổi trong những thập kỷ tới.

Việt Nam nhận viện trợ 2,75 triệu USD cải thiện điều kiện cho người cao tuổi

Việt Nam nhận viện trợ 2,75 triệu USD cải thiện điều kiện cho người cao tuổi

Tiêu điểm -  3 năm
Ước tính sẽ có khoảng 27.000 người ở sáu tỉnh/thành phố hưởng lợi, 70% trong số đó là người cao tuổi.
Việt Nam nhận viện trợ 2,75 triệu USD cải thiện điều kiện cho người cao tuổi

Việt Nam nhận viện trợ 2,75 triệu USD cải thiện điều kiện cho người cao tuổi

Tiêu điểm -  3 năm
Ước tính sẽ có khoảng 27.000 người ở sáu tỉnh/thành phố hưởng lợi, 70% trong số đó là người cao tuổi.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  58 phút

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  4 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.