Xoá bỏ ngộ nhận về công trình xanh
Nhận thức chưa đầy đủ của xã hội và thiếu các chính sách ưu đãi của nhà nước chính là nguyên nhân khiến công trình xanh, sản xuất và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường chưa thực sự phát triển tại Việt Nam.
Tính đến hiện nay, Việt Nam chưa có công trình xây dựng nào được thiết kế, xây dựng và vận hành đạt tiêu chuẩn phát thải ròng bằng không.
Đây là một trong những thiếu sót lớn, bởi theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, để thực hiện cam kết tại COP26 của Chính phủ là đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050, cần xuất phát từ những “tế bào nhỏ nhất”, đó là từng viên gạch, từng tòa nhà, từng nhà máy, từng doanh nghiệp.
Trong phạm vi các lĩnh vực chịu trách nhiệm của Bộ Xây dựng, có đến 74,3 triệu tấn khí thải carbon cần được cắt giảm để hướng đến cam kết phát thải ròng bằng không. Thứ trưởng cho biết, giải pháp trọng tâm cho nhiệm vụ này là thúc đẩy phát triển các công trình xanh. Tuy nhiên, với thực trạng nói trên, áp lực chuyển đổi cho ngành xây dựng là rất lớn.
Trao đổi với lãnh đạo Bộ Xây dựng, tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam, các chuyên gia cho biết, áp lực về suất đầu tư ban đầu là nỗi lo lắng chính của các nhà đầu tư trước lựa chọn xu hướng công trình xanh.
Nói về nỗi lo này này, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Quản lý Chương trình công trình xanh Việt Nam của IFC, cho biết, trên thực tế, các suất đầu tư cho công trình xanh thường không vượt quá 3% tổng mức đầu tư thông thường. Điều đó có nghĩa là chỉ sau một thời gian ngắn, chừng 2 – 3 năm vận hành là nhà đầu tư có thể thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, với xu thế phát triển bền vững như hiện nay, nhà đầu tư nếu có ý định xây dựng công trình xanh, có thể tiếp cận với các nguồn vốn phát triển nước ngoài. Một số tổ chức tài chính, tổ chức phát triển hiện tại đã cung cấp vốn vay xanh ưu đãi tại Việt Nam, ví dụ như ngân hàng HSBC, IFC…
Mặt khác, để giải tỏa nỗi lo cho nhà đầu tư, Nhà nước cũng có thể vào cuộc trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình xanh. Theo bà Diệp, một số quốc gia trên thế giới đã có những chính sách rất hiệu quả, đơn cử như miễn thuế VAT, ưu đãi lãi suất…
Tuy nhiên, nguồn vốn không phải là yếu tố duy nhất để phát triển công trình xanh. Theo ông Đào Xuân Lai, Chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), để thúc đẩy xây dựng những công trình xanh, ít phát thải, khu vực công cần phải đóng vai trò dẫn dắt.
Vai trò này trong thời gian qua chưa thực sự được phát huy. Thông tin do ông Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng, cung cấp, Việt Nam có khoảng 233 công trình xanh được chứng nhận, trong đó chỉ có 5 công trình thuộc nhóm đầu tư công. Đáng chú ý, Bộ Xây dựng đến năm 2022 cũng mới chỉ có 1 công trình được chứng nhận “tạm thời” đạt tiêu chuẩn công trình xanh.
Một giải pháp khác để phát triển công trình xanh được các chuyên gia đưa ra là hoàn thiện khung pháp lý, bao gồm không chỉ những chính sách khuyến khích mà còn cả những quy định mang tính ràng buộc trách nhiệm đối với chủ đầu tư của các dự án.
Nhận thức chưa đầy đủ của xã hội và thiếu các chính sách ưu đãi của nhà nước chính là nguyên nhân khiến công trình xanh, sản xuất và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường chưa thực sự phát triển tại Việt Nam.
Xây dựng công trình xanh được nhận định là một trong những cơ hội đầu tư lớn nhất trong vòng 10 năm tiếp theo tại Việt Nam và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và sự thay đổi tư duy của chính người dân.
Ngày 24/12/2017, Tập đoàn Mitsubishi và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) công bố hợp tác chiến lược và ký kết liên doanh. Dự án được xây dựng, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.