Tiêu điểm
Việt Nam chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường
Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, theo Bộ Công thương.
Bộ Thương mại Mỹ trong thông báo mới đây cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục phân loại Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường.
Điều này đồng nghĩa rằng phương pháp tính thuế chống bán phá giá của nước này đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn giữ nguyên.
“Bộ Thương mại đánh giá cao sự tham gia sâu rộng của các ngành công nghiệp nội địa Mỹ cũng như của phía Việt Nam trong quá trình minh bạch. Quyết định này dựa trên việc đánh giá kỹ lưỡng tất cả ý kiến được gửi đến”, cơ quan này cho hay.
Về phía Việt Nam, Bộ Công thương “lấy làm tiếc” với quyết định từ phía Mỹ.
Việc Việt Nam chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Cùng với đó, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận, mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.
“Nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand”, Bộ Công thương cho hay.
Cơ quan này nhấn mạnh thêm, hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc.
Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…
Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công thương gửi tới Bộ Thương mại Mỹ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Theo Đạo luật Thuế quan của Mỹ năm 1930, sáu tiêu chí khi xem xét một quốc gia kinh tế thị trường bao gồm mức độ chuyển đổi của đồng tiền; vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả và các yếu tố khác.
Các bản lập luận mà Bộ Công thương cung cấp cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường.
“Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng”, Bộ Công thương phân tích.
Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Điều này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cho biết sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ
Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ lạc quan hơn với kinh tế Việt Nam
Trong vòng 3 - 4 năm tới, S&P Global Ratings dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ quay lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7%.
Hãng chip tỷ USD của Mỹ mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Hãng thiết kế chíp nổi tiếng của Mỹ là Marvell Techonology Group đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm lớn thứ ba của tập đoàn.
Mỹ sẽ tăng thuế 4 lần với xe điện Trung Quốc
Mỹ đã quyết định tăng thuế với hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó xe điện là từ 25% lên 100% trong năm nay.
Mỹ điều tra chống bán phá giá pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam với 60 công ty liên quan.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.
Việt Nam thúc đẩy hợp tác công nghệ cao với Intel và Meta
Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta tại Hoa Kỳ, thảo luận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.