Hàng Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Thái Lan
Thông qua các chương trình hợp tác và sự kiện Tuần lễ hàng Việt Nam, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, cạnh tranh tại thị trường Thái Lan
Kim ngạch xuất khẩu 5 mặt hàng này chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, cán cân thương mại 9 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 5,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,5 tỷ USD). Riêng tháng 9 ước xuất siêu 0,5 tỷ USD.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (kể cả dầu thô) xuất siêu 25,3 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018, với khu vực trong nước đóng góp 31% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 29%.
Đáng chú ý, tốc độ giá trị tăng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng nhanh hơn và tỷ trọng cũng đang có xu hướng tăng lên.
Từ đầu năm đến nay, 26 mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 59%).
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 96,6%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 90,1%; giày dép chiếm 76,3%; hàng dệt may chiếm 59%.
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng nông sản, lâm, thủy sản tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, một phần do giá xuất khẩu bình quân giảm.
Riêng tháng 9, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 23 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 188,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018, với khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 58%.
Riêng kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước.
Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU giảm nhẹ 0,7%; Trung Quốc giảm 3,8%; ASEAN tăng 4,7%; Hàn Quốc tăng 8%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường Hàn Quốc tăng nhẹ 1%; ASEAN tăng 3,8%; Nhật Bản tăng 1,8%; EU tăng 10,3%; Hoa Kỳ tăng 12,6%.
Thông qua các chương trình hợp tác và sự kiện Tuần lễ hàng Việt Nam, nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, cạnh tranh tại thị trường Thái Lan
Mức thuế suất nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) sẽ giảm từ 5% xuống 0%.
Trung Quốc nhiều năm liền là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên việc kiểm soát chặt tiểu ngạch và hàng rào kỹ thuật tại nước này trong năm nay khiến nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh.
Trong bối cảnh xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU có xu hướng giảm, EVFTA được kỳ vọng tạo nên sự đột phá cho mặt hàng này, vốn đã có nhiều lợi thế cạnh tranh trước đó.
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.