Quốc tế

Việt Nam có thể là hình mẫu Triều Tiên hướng tới

Lan Hương Thứ năm, 14/02/2019 - 11:02

Khi Triều Tiên có những dấu hiệu và động thái sẵn sàng mở cửa nền kinh tế vốn khép kín và tập trung quyền lực, Việt Nam nhận được nhiều nhận định cho rằng sẽ trở thành mô hình phát triển lý tưởng cho quốc gia này.

Ngày 8/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết cuộc gặp lần thứ hai giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27-28/2 thông qua dòng trạng thái trên trang cá nhân Twitter.

Trước đó, trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 5/2, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Việt Nam nhưng không công bố cụ thể thành phố nào.

Nhận định của cựu phóng viên Financial Times, nhà báo kiêm cố vấn tại Washington John Burton đăng tải trên The Korea Times cho rằng, khả năng Triều Tiên có thể đi theo mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam sau khi Hà Nội được chọn là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đang ngày càng cao hơn.

“Một trong những điều đồng thuận hiếm hoi về Triều Tiên hiện nay chính là việc quốc gia này có vẻ như thật sự nghiêm túc với ý định hiện đại hóa nền kinh tế và việc gặp mặt tại Việt Nam giữa hai nhà lãnh đạo càng củng cố ý tưởng này”, ông nhấn mạnh.

Việt Nam có thể là hình mẫu Triều Tiên hướng tới
Một trong những bức ảnh mang tính lịch sử trong hành trình ngoại giao của ông Kim Jong Un. Ảnh: Bloomberg

Có thể thấy rõ những nỗ lực vươn ra ngoài của Triều Tiên thông qua ngoại giao khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un năm ngoái đã tới thăm Trung Quốc tới 4 lần, gặp mặt mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đổi mới quan hệ cũng như tìm kiếm cơ hội gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Theo The Korea Times, ông Kim được cho là để tâm lớn tới các mô hình của Trung Quốc, Việt Nam hay Singapore nhằm rút ra các bài học liên quan đến thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh duy trì kiểm soát chính trị.

Tần suất liên tục của các cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên với Trung Quốc khiến không ít người cho rằng Bắc Kinh sẽ trở thành hình mẫu phát triển cho Bình Nhưỡng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu nhưng giữ vững sự ổn định chính trị trong nước.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm Việt Nam ngay sau khi tới Triều Tiên và khi đó, ông nhận định rằng quá trình cải cách “Đổi mới” của Việt Nam có thể xem là hình mẫu thịnh vượng cho Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam về tăng trưởng cũng như GDP đầu người, nhiều điểm quan trọng giúp quốc gia Đông Nam Á nhận được nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng là mô hình thích hợp hơn đối với Triều Tiên.

Theo ý kiến các nhà phân tích dẫn bởi CNBC, khả năng duy trì sự kiểm soát, đưa bất đồng chính kiến xuống mức thấp cùng hệ thống ổn định từ trên xuống sau khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam là triển vọng hấp dẫn đối với Bình Nhưỡng.

Tờ Asian Nikkei hồi giữa tháng 6 năm ngoái dẫn lời nhà phân tích cao cấp cho rằng việc phát triển hiệp định thương mại tự do theo hướng riêng cũng là sức hút của quốc gia Đông Nam Á.

Việt Nam hiện đã ký kết 12 hiệp định trong khi Trung Quốc sở hữu 17 hiệp định dù gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước 6 năm. Việt Nam cũng được đánh giá không ngần ngại đàm phán với các quốc gia khác cùng cam kết mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng. Trong khi đó, Trung Quốc lại cho thấy một thị trường khó mở hơn với nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội.

Không chỉ vậy, giữa Việt Nam và Triều Tiên còn có nhiều điểm tương đồng, tạo ra sự dễ dàng hơn trong việc theo đuổi mô hình giống nhau.

Cả hai quốc gia đều sở hữu lực lượng lao động cần cù, được đào tạo tốt dù dân số Việt Nam hơn Triều Tiên gần 4 lần. The Korea Times nhận định rằng Việt Nam và Triều Tiên đều có tinh thần dân tộc mạnh mẽ - yếu tố quan trọng giúp duy trì độc lập địa chính trị.

Triều Tiên hiện nay cũng cho thấy hình ảnh Việt Nam những năm 1980 khi cả hai quốc gia đều được lãnh đạo bởi một đảng và đều từng chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Việt Nam từng bị từ chối tiếp cận hỗ trợ tài chính quốc tế trong gần một thập kỷ còn Bình Nhưỡng cũng trong tình trạng tương tự do chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.

Mong muốn cải cách nền kinh tế được CNBC nhận định có lẽ là sự tương đồng lớn nhất thông qua việc Việt Nam đã tiến hành đổi mới cách đây hàng thập kỷ và những nỗ lực tiếp cận thế giới của ông Kim thời gian gần đây. 

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội

Quốc tế -  5 năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết cuộc gặp mặt lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27 – 28/2.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra tại Hà Nội

Quốc tế -  5 năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết cuộc gặp mặt lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27 – 28/2.
Bận chuẩn bị gặp Triều Tiên, ông Donald Trump vẫn không ngừng đả kích đồng minh

Bận chuẩn bị gặp Triều Tiên, ông Donald Trump vẫn không ngừng đả kích đồng minh

Quốc tế -  6 năm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục có những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với đồng minh trên trang Twitter cá nhân.

Vì sao Singapore được chọn là địa điểm gặp mặt giữa Mỹ và Triều Tiên?

Vì sao Singapore được chọn là địa điểm gặp mặt giữa Mỹ và Triều Tiên?

Quốc tế -  6 năm

Trong rất nhiều quốc gia, Singapore là cái tên được lựa chọn cho một trong những cuộc gặp mặt được mong chờ nhất lịch sử.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.