Việt Nam sắp có nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ máy bay
Minh An
Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00
Hanwha Techwin, một nhà sản xuất phụ tùng động cơ máy bay của Hàn Quốc đã chọn Việt Nam để mở rộng hoạt động
Tập đoàn Hanwha Techwin của Hàn Quốc cho biết đã chọn một khu đất rộng 10ha gần Hà Nội để xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ máy bay.
Dự án đang chờ Chính phủ cấp phép đầu tư và có thể khởi công vào tháng 8/217. Theo kế hoạch này, nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2018.
Hoạt động logistics thuận tiện và lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất là lý do tập đoàn này lựa chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy.
Hanwha Techwin đang tích cực nâng công suất bằng việc mở rộng thêm các nhà máy ở nước ngoài. Công ty đang hướng tới mục tiêu 900 triệu USD doanh thu vào năm 2025 và trở thành một trong những nhà sản xuất phụ tùng động cơ máy bay lớn nhất.
Gần đây, Hanwha Techwin gần đây đã giành được nhiều đơn hàng từ cả 3 nhà sản xuất động cơ máy bay lớn là GE (General Electric), Pratt & Whitney (P&W) and Rolls Royce.
Không chỉ Hanwha Techwin, các nhà sản xuất phụ tùng động cơ máy bay khác như Dynamic Precision, Barnes và Magellan cũng đều nâng công suất thông qua việc mở thêm các nhà máy ở nước ngoài.
Nhà máy tại Việt Nam của Hanwha sẽ sản xuất các sản phẩm cạnh tranh về giá trong khi nhà máy tại Hàn Quốc sẽ tập trung vào sản phẩm có giá trị cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Cuối tháng 4/2017, tập đoàn này cũng khởi công nhà máy chuyên về sản xuất mạch điện tử, camera quan sát (CCTV), chip điện tử, thiết bị lưu trữ… tổng vốn đầu tư 100 triệu USD tại Bắc Ninh.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.