Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.
Trước những nền tảng tốt cùng hỗ trợ chính sách tích cực từ Chính phủ, Việt Nam được đánh giá sẽ là địa điểm đầu tư hấp dẫn giữa làn sóng công nghệ 4.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang “gõ cửa” từng doanh nghiệp, đem đến những thay đổi sâu sắc mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài. Với những nỗ lực vượt qua khó khăn, đây được xem là cơ hội to lớn cho Việt Nam khi các quốc gia cạnh tranh bằng sáng tạo mà không phải chỉ bằng các yếu tố truyền thống như tự do thương mại, quy mô, kinh nghiệm, lao động hay vốn đầu tư.
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có mạng cáp quang bao phủ lớn nhất thế giới với gần 1 triệu km được kết nối tới các làng, xã và quận huyện trên toàn quốc. Tỉ lệ người sử dụng Internet là 60% và tỉ lệ dân số được phủ sóng di động 3G và 4G lên tới 98%.
Để chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ triển khai thử nghiệm mạng lưới 5G vào năm 2019 và thương mại hóa vào năm 2020, trở thành một trong những nước trên thế giới đi đầu về triển khai 5G.
Cách mạng 4.0 không chỉ là về công nghệ mà còn là cuộc cách mạng về chính sách. Việt Nam đã khởi động Chương trình “Made in Viet Nam 4.0” – sáng kiến thúc đẩy các ngành công nghiệp dựa trên chính sách mới, tư duy quản lý mới và những công nghệ mới.
Trước những cơ hội lớn trong tương lai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đối thoại với các tập đoàn toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 2019) đã kêu gọi các doanh nghiệp quốc tế: “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi và cùng các bạn hiện thực hóa chiến lược, chương trình, kế hoạch về thúc đẩy phát triển trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng một nền công nghiệp 4.0”, theo Cổng thông tin điện tử chính phủ.
Theo kế hoạch, Việt Nam và WEF sẽ ký Thỏa thuận hợp tác Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam ngày 24/1 và sẽ được kết nối với các Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 của WEF tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU).
Hợp tác này sẽ giúp Việt Nam trở thành tâm điểm về chính sách 4.0 của khu vực.
Việt Nam sẽ đi đầu trong xây dựng khung chính sách chấp nhận và cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, áp dụng mạnh mẽ mô hình hợp tác công-tư để tạo ra các dịch vụ và sản phẩm đột phá, thân thiện với môi trường trong công nghệ 4.0 với chủ thể trọng tâm là các doanh nghiệp trẻ có khát vọng sáng tạo, không sợ vấp ngã để tiến lên mạnh mẽ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.
Với 4.0, tốc độ lớn hơn sự khác biệt của sản phẩm. Doanh nghiệp lớn có khi thua doanh nghiệp nhỏ ở sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong thay đổi mô hình kinh doanh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.