Việt Nam thua cả Lào và Campuchia về hệ số chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Đặng Hoa Thứ năm, 30/08/2018 - 11:38

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.

Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc.

Theo đánh giá của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều năm qua, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt 72% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam ra thế giới là của các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ thành công trong việc thu hút các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên sự chuyển giao công nghệ giữa các tập đoàn đa quốc gia với các doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá hạn chế. 

Khi quản trị và công nghệ là hai yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì Việt Nam vẫn chưa hội nhập với các doanh nghiệp FDI trong nước, hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp nội thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia.

Phát biểu tại diễn đàn "Mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường khoa học công nghệ" sáng ngày 3/8/2018, Chủ tịch VCCI nhìn nhận, chính thực trạng này đã khiến trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt còn thấp và chưa được cải thiện nhiều. 

Theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2016, gần 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Các công nghệ chủ yếu đến từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32% trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005.

“Những con số trên đã cho thấy phần nào thực trạng trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam và sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp”, ông Lộc đánh giá.

Nhận thấy rõ thực trạng này, chủ tịch VCCI cho rằng, đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Lộc, đã có nhiều doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này nên đã và đang thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và mua các công nghệ hay bí quyết mà họ cần. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp với các viện/trường, các nhà khoa học.

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động chuyển giao từ các tổ chức khoa học công nghệ đến doanh nghiệp lại rất thấp (chỉ dưới 1%).

Trong khi đó, ông Lộc cho rằng, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện/trường cho các doanh nghiệp dường như là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường khoa học công nghệ, nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam. 

Theo chủ tịch VCCI, Việt Nam có thể học tập rất nhiều mô hình liên kết chuyển giao công nghệ trên thế giới và ngay tại các nước ASEAN như Malaysia. Để thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ, Malaysia đã có hẳn một chương trình chuyển giao tri thức (Knowledge Transfer Program - KTP), với mô hình có sự tham gia của 3 tác nhân chính là: doanh nghiệp, các viện/trường và các tổ chức trung gian, trong đó coi doanh nghiệp là trọng tâm. 

Malaysia cũng thành lập nhiều trường đại học có sự tham gia của doanh nghiệp để phục vụ các ngành công nghiệp lớn như đại học DRB-HICOM University of Automotives Malaysia. 

Quốc gia này giờ đây không chỉ quan tâm đến chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các viện/trường trong nước cho doanh nghiệp mà còn đang phát triển các đề án nghiên cứu từ viện/trường thuộc khu vực ASEAN tới các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. 

Rót tiền vào AI và Big Data, Vingroup đặt mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp quốc tế

Rót tiền vào AI và Big Data, Vingroup đặt mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp quốc tế

Doanh nghiệp -  6 năm
Tập đoàn Vingroup vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường đại học hàng đầu Việt Nam, đồng thời công bố định hướng trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai.
Rót tiền vào AI và Big Data, Vingroup đặt mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp quốc tế

Rót tiền vào AI và Big Data, Vingroup đặt mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp quốc tế

Doanh nghiệp -  6 năm
Tập đoàn Vingroup vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường đại học hàng đầu Việt Nam, đồng thời công bố định hướng trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai.
Bài học khởi nghiệp ẩm thực hay chuyện Ray Kroc và McDonald's

Bài học khởi nghiệp ẩm thực hay chuyện Ray Kroc và McDonald's

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Ray Kroc - nhà sáng lập McDonald’s sau khi thuyết phục anh em Richard và Maurice cho mình được độc quyền mở nhượng quyền thương hiệu McDonald’s, đã đến khoảnh đất đầu tiên thuê được, cúi xuống và nhặt một nắm đất lên xoa xoa trên tay và từng mảng bụi đất lả tả rơi xuống…

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Tài chính -  6 năm

Các tổ chức chức tín dụng được yêu cầu áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt

Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Doanh nghiệp nọ ra chính sách thưởng "nóng" 500.000 VNĐ cho nhân viên đóng góp được ý kiến cho công ty. Tưởng rằng đây là cách kích thích sự sáng tạo, nhưng kết cục mà doanh nghiệp nhận về lại không như mơ.

Xu hướng nhân sự trong bối cảnh kinh tế tri thức

Xu hướng nhân sự trong bối cảnh kinh tế tri thức

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Phân tích nguyên nhân khiến cho khoảng cách giữa nhu cầu thay đổi của thị trường và trình độ nhân sự ngày càng lớn, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, Việt Nam trong văn hóa cá nhân và hệ thống có điểm yếu chung là thiếu liên kết ngang, thiếu khát vọng, dấn thân, khiến cho đội ngũ nhân sự trình độ cao rất dễ thỏa mãn. Tư duy cũng thiếu ‘tư duy ngang’ mà chỉ chủ yếu là logic hàng dọc.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  11 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  15 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.