Leader talk

Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất

Quỳnh Chi Thứ tư, 09/04/2025 - 14:35
Nghe audio
0:00

Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.

4 trụ cột cho doanh nghiệp trong cơn bão thuế

Ngành thủy sản đang “ngồi trên đống lửa” khi gần 40.000 tấn thủy hải sản đang trên đường đến Mỹ và hiện chưa có thông tin chính thức về việc liệu các lô hàng đã xuất trước ngày 9/4 năm 2025 có được miễn trừ hay không.

Tổng mức thuế mà các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu tối đa lên đến 75%. Ảnh: Hoàng Anh

Bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không chỉ chịu riêng mức thuế 46% mà còn phải chịu nhiều loại thuế khác như thuế trợ cấp, thuế chống phá giá... nên tổng thuế phải chịu tối đa lên đến 75%.

Mặt khác, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thường sử dụng phương thức giao hàng CIF - chịu toàn bộ chi phí vận tải, bảo hiểm và thuế trước khi giao hàng cho đối tác - do đó, mức thuế mới của Mỹ tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

“Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã dừng ngay việc ký hợp đồng và tạm dừng xuất khẩu, điều này dẫn đến việc họ phải chịu phạt vì vi phạm hợp đồng”, bà Hằng cho biết trong tọa đàm "Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ" do Báo Tiền phong tổ chức.

Các doanh nghiệp thủy sản đang e ngại việc sẽ mất thị trường Mỹ trong khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhất là với các mặt hàng như tôm sú, cá tra... vì thị trường này chiếm tới 1,8 - 2,1 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, tác động đến cuộc sống của hàng triệu nông - ngư dân và doanh nghiệp trong ngành.

Tuy nhiên theo bà Hằng, đây cũng là bài học để cho các doanh nghiệp tỉnh giấc, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.

Đánh giá các sản phẩm dệt may là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp dụng với Việt Nam, ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng trong ngắn hạn có thể giảm cầu tại Mỹ.

Tuy nhiên, 97% nhu cầu tiêu dùng dệt may tại Mỹ là hàng nhập khẩu, tức Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, không thể tự sản xuất đủ. Ông Cầm cho biết không quá bi quan khi Mỹ cũng áp thuế lên các nước khác, không chỉ riêng Việt Nam, nên không dễ có sự thay thế ngay lập tức trong chuỗi cung ứng.

Ngành dệt may chịu tác động mạnh từ cơn bão thuế quan. Ảnh: Hoàng Anh

Trong bối cảnh hiện tại, ông Cầm cho rằng, doanh nghiệp Việt không thể thụ động, mà cần linh hoạt ứng phó, tự cứu mình trước, bằng cách làm việc trực tiếp với khách hàng, tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi để vượt qua khủng hoảng thuế quan lần này.

Với các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy nhấn mạnh 4 trụ cột cần thay đổi. Một là chuẩn hóa và nâng cao năng lực cung ứng. Hai là nâng cao năng lực pháp lý và ứng phó về phòng vệ thương mại. Ba là chuyển từ gia công giá rẻ sang sáng tạo, giá trị cao thông qua việc phát triển mẫu mã, thương hiệu, nội địa hóa chuỗi giá trị. Bốn là đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc và thích ứng với chủ nghĩa bảo hộ mới.

“Mặc dù việc thay đổi sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đổi mới sáng tạo và vươn lên thành công. Các doanh nghiệp cần có vốn chủ đủ mạnh và khả năng thích ứng với sự thay đổi để có thể thành công trong quá trình chuyển đổi”, ông Huy nói.

Cần hỗ trợ chính sách

Ngoài những nỗ lực tự chuyển mình, đại diện VASEP cho rằng, các doanh nghiệp cần sự vào cuộc, hỗ trợ của Chính phủ để thị trường được khơi thông, gỡ các rào cản về kỹ thuật.

“Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ nhanh chóng vào cuộc để thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng khác như thị trường EU, Trung Đông…”, bà Hằng nói.

Ngoài ra cần tạo cơ hội về xúc tiến thương mại, tăng cường giao lưu với các thị trường khác, tạo cơ hội cạnh tranh ở các thị trường được cao hơn.

Đại diện các doanh nghiệp thủy sản mong chính sách thuế mới sớm được đưa vào thực thi nhanh nhất đặc biệt là về hoàn thuế, giãn thuế. Bên cạnh đó cần nhanh chóng đưa mặt hàng thuỷ sản vào mặt hàng chế biến để hưởng ưu đãi phù hợp với ngành hàng chứ không phải chịu thuế cao đến 20% như hiện nay.

Bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Ảnh: Báo Tiền phong

Có cùng nguyện vọng, đại diện Tập đoàn Dệt may kỳ vọng vào các giải pháp thúc đẩy thị trường nội địa hơn 100 triệu dân nhằm bù đắp được các nhu cầu bị thiếu hụt tại thị trường Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nước.

Ông Cầm mong Chính phủ nghiên cứu, giảm tiếp mức thuế VAT dưới 8% với các doanh nghiệp trong nước hoặc tăng giảm trừ gia cảnh với thuế cá nhân của người tiêu dùng; chưa tăng tiền điện và một số chi phí liên đới khác.

“Đặc biệt, để các doanh nghiệp bình tĩnh và ổn định sản xuất trong bối cảnh hiện tại thì Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách chưa cắt room tín dụng trong năm nay. Bởi lẽ sau đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp dệt may chưa thể hồi phục đã bị cắt room tín dụng và việc này khiến họ không có vốn để quay lại sản xuất”, ông Cầm nói.

Việt Nam đã từng trải qua nhiều đợt căng thẳng thương mại, và lần này cũng không phải ngoại lệ. TS. Phạm Sỹ Thành cho rằng, điều quan trọng là Việt Nam cần giữ sự bình tĩnh và tỉnh táo để nhìn lại mô hình tăng trưởng hiện tại – một mô hình vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong khi phải đánh đổi không ít lợi ích về môi trường, tài nguyên và giá trị gia tăng trong nước.

Về dài hạn, Việt Nam cần xem xét lại định hướng phát triển xuất khẩu. Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng bất ổn và các rủi ro địa chính trị tiếp tục kéo dài, việc xây dựng các ngành xuất khẩu bền vững là yêu cầu cấp thiết. Bởi trong 10 năm tới, những xung đột thương mại như hiện nay nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc để giành vị trí dẫn đầu thế giới.

Việt Nam không thể mãi là "bên đứng giữa", mà cần chủ động nâng cao năng lực nội tại để ứng phó với các biến động toàn cầu.

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  2 tuần
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  2 tuần
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Bất động sản -  2 tuần

Bất động sản công nghiệp và nhà ở tầm trung sẽ là hai phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nếu Mỹ áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Sổ tay quản trị -  2 tuần

Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  2 tuần

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Bỏ tiền' xây thể chế

'Bỏ tiền' xây thể chế

Leader talk -  2 ngày

Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Leader talk -  1 tuần

Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.

Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định

Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định

Leader talk -  1 tuần

Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.

Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa

Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa

Leader talk -  1 tuần

Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  25 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 giờ

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đọc nhiều