Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô

Quỳnh Chi Thứ tư, 09/04/2025 - 14:12
Nghe audio
0:00

Thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất của ngành gỗ xuất sang Mỹ tăng lên 46% cộng với một phần xuất khẩu trị giá 800 triệu USD cũng đang chờ kết quả điều tra.

Ngành gỗ Việt Nam sống trong thời điểm rất “sốc” trong những ngày vừa qua là chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam trong tọa đàm "Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 8/4/2025.

Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị dồn vào chân tường khi liên tiếp phải đối diện với hai “vòng kim cô” từ Mỹ.

Từ ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ đã viện dẫn khoản 232 trong Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 để khởi xướng cuộc điều tra nhằm áp thuế hoặc áp đặt hạn ngạch nhập khẩu với các mặt hàng bị cho là đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có sản phẩm gỗ của Việt Nam. Đây là loại thuế đặc biệt, thường ở mức 25%, được xem là “vũ khí mạnh tay” của Mỹ đối với các ngành hàng chiến lược.

Trong khi một phần xuất khẩu vào Mỹ trị giá 800 triệu USD đang chờ kết quả điều tra trong vòng 270 ngày thì từ 12h01 trưa ngày 9/4/2025, rất nhiều sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ chính thức chịu mức thuế đối ứng lên đến 46% khiến doanh nghiệp không còn biên độ lợi nhuận.

Mức thuế cao kỷ lục này là “đòn” đánh rất mạnh vào công nghiệp gỗ, vượt xa ngưỡng chịu đựng của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sản xuất, nhân công và logistics vốn đã leo thang thời gian qua.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, cú “đánh kép” này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ chuỗi cung ứng ngành gỗ, từ khoảng 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đến gần 1 triệu hộ nông dân đang trồng rừng nguyên liệu.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh: Báo Tiền phong

Mỹ hiện là thị trường lớn nhất của gỗ Việt Nam, chiếm tới 38 - 40% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành, tương đương 9,4 tỷ USD. Tỷ trọng này tăng nhanh sau năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và các nhà nhập khẩu Mỹ tìm cách rời Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung. Việt Nam trở thành điểm đến thay thế hấp dẫn, nhất là ở phân khúc tầm trung, phục vụ tầng lớp trung lưu tại Mỹ.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đẩy mạnh nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ, vốn là quốc gia giàu tài nguyên rừng, cần thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm nội thất của Việt Nam xuất sang Mỹ như bàn, ghế, giường… chủ yếu sử dụng gỗ nguyên liệu nhập từ Mỹ, tạo nên mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ giữa hai bên.

“Chúng tôi khó lượng hoá con số thiệt hại tuy nhiên là rất lớn. Hiện, nhiều đối tác nhập khẩu đề nghị hoãn một số đơn hàng. Chắc họ không ký đơn hàng mới. Chúng tôi đang đẩy mạnh tìm kiếm tăng xuất khẩu sang thị trường”, ông Hoài nói.

Ngành gỗ đang tìm hướng đi mới. Ảnh: Hoàng Anh

Việc Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tới 56,4% giá trị xuất khẩu ngành gỗ trong năm 2024 cho thấy sự lệ thuộc lớn. Dù ngành đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa thị trường, không thể “bỏ hết trứng vào một giỏ”, nhưng thực tế triển khai không dễ dàng.

Ngoài Mỹ, Việt Nam xuất khẩu gỗ sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Tuy nhiên, nhiều thị trường chỉ nhập khẩu dăm gỗ, viên nén hoặc gỗ nguyên liệu, còn sản phẩm nội thất hoàn chỉnh thì gần như chỉ có Mỹ tiêu thụ mạnh và ổn định nhất.

Theo ông Hoài, ngành gỗ từng bước đã hướng đến các phân khúc cao hơn. Một số doanh nghiệp trong nước đã đủ năng lực sản xuất, đấu thầu để cung cấp đồ gỗ cho các công trình quy mô lớn như cung điện hay khách sạn hạng sang. Đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn, song đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm không dễ phổ cập.

Đại sứ Nhật Bản từng gợi ý Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng Nhật để có thể xuất khẩu cả đồ nội thất chứ không chỉ dăm gỗ như hiện nay.

Bên cạnh khó khăn về thị trường, ngành gỗ Việt Nam cũng đang chịu áp lực từ các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt của quốc tế.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam – chiếm khoảng 51% toàn ngành, so với 49% của doanh nghiệp trong nước – ngành đã sớm phối hợp tăng cường kiểm tra và xử lý mạnh tay nếu phát hiện hành vi gian lận thương mại. Đây cũng là một phần trong nỗ lực giữ hình ảnh minh bạch, tuân thủ cao của toàn ngành.

Việt Nam đã chủ động phát đi thông điệp rõ ràng rằng, ngành gỗ cam kết đi đầu trong việc thực hiện các quy định của EU về không gây mất rừng, không suy thoái rừng, đồng thời truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Trong thời kỳ chính quyền Trump đầu tiên, Mỹ từng điều tra rất sâu về vấn đề gian lận thương mại, thao túng tiền tệ và vận chuyển gỗ bất hợp pháp liên quan tới Việt Nam. Qua nhiều phiên điều trần, Việt Nam đã chứng minh sự trong sạch và hợp tác hiệu quả, tạo nền tảng cho mối quan hệ thương mại “win - win”.

“Đây là lúc nhìn lại chặng đường tìm lối đi mới”, ông Hoài nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đồ gỗ Việt trước thay đổi bất ngờ của thuế Mỹ

Doanh nghiệp đồ gỗ Việt trước thay đổi bất ngờ của thuế Mỹ

Doanh nghiệp -  5 ngày
Doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất kỳ vọng mức thuế có thể giảm xuống đáng kể sau đàm phán.
Doanh nghiệp đồ gỗ Việt trước thay đổi bất ngờ của thuế Mỹ

Doanh nghiệp đồ gỗ Việt trước thay đổi bất ngờ của thuế Mỹ

Doanh nghiệp -  5 ngày
Doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất kỳ vọng mức thuế có thể giảm xuống đáng kể sau đàm phán.
Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  1 ngày

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  1 ngày

Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ

Tài chính -  1 ngày

Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Tiêu điểm -  21 giờ

TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  1 ngày

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổng mức đầu tư của BUV vào Hưng Yên có thể lên tới 165 triệu USD, khi đơn vị này mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên.

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Tiêu điểm -  2 ngày

Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.

Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô

Ngành gỗ tìm đường thoát 2 vòng kim cô

Tiêu điểm -  4 giây

Thuế đối ứng hầu hết đồ nội thất của ngành gỗ xuất sang Mỹ tăng lên 46% cộng với một phần xuất khẩu trị giá 800 triệu USD cũng đang chờ kết quả điều tra.

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trước khi rót vốn vào The Palm City, Gateway Thủ Thiêm đã rút bớt một phần quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán bất động sản được ký kết giữa công ty và CTCP Quốc Lộc Phát tại dự án The Metropole Thủ Thiêm.

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  3 giờ

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Tiêu điểm -  21 giờ

TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Bất động sản -  23 giờ

Đã hơn chín tháng trôi qua kể từ khi Nghị định 71/2024 quy định về giá đất được Chính phủ ban hành, công tác định giá đất vẫn đình trệ do thiếu các thông tin, dữ liệu về đất đai.