World Bank nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,8%

Quỳnh Chi Thứ năm, 07/06/2018 - 09:58

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới mới công bố hôm 5/6, kinh tế Việt Nam được dự báo đạt tăng trưởng 6,8% năm nay, nhưng sẽ giảm xuống còn 6,6% năm 2019 do các hạn chế ngày càng thể hiện rõ nét hơn.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2018.

Trong báo cáo Viễn cảnh kinh tế toàn cầu tháng 6/2018, Ngân hàng thế giới (World Bank) nhận định, sự phục hồi mạnh trong các hoạt động xuất khẩu sau 2 năm suy yếu sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

World Bank cho rằng cũng giống như Philippines là nước nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nhưng do năng lực đã được khai thác ở mức cao nên khả năng tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn bị hạn chế phần nào.

Theo đó, trong năm nay, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo ở mức 6,8%. Mức dự báo tăng trưởng cho các năm 2019 và 2020 lần lượt là 6,6% và 6,5%. 

Trong khi tại báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được công bố hồi tháng 4 vừa qua, World Bank nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ ổn định xoay quanh 6,5%.

Đối với nền kinh tế toàn cầu, World Bank dự báo mặc dù chùng xuống đôi chút song tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đạt mức cao 3,1% năm 2018, nhưng sau đó sẽ giảm dần trong 2 năm tới do tốc độ tăng trưởng giảm tại các nền kinh tế phát triển, và tốc độ hồi phục tại các nền kinh tế mới nổi và xuất khẩu nguyên vật liệu đi dần theo chiều ngang. 

Các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 2,2% năm 2018, giảm xuống còn 2% năm 2019 do các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm dần việc kích cầu. Mức tăng trưởng chung tại các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển dự kiến sẽ tăng và đạt mức 4,5% năm 2018, sau đó lên 4,7% năm 2019 do tốc độ hồi phục tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu và giá nguyên vật liệu sẽ cân bằng dần sau đợt tăng giá năm nay.

Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng nhờ những bất ngờ tích cực trong môi trường toàn cầu, World Bank cũng đưa ra khuyến cáo về những rủi ro tiêu cực mà Việt Nam cũng như các nước trong khu vực phải đối mặt.

Cụ thể, xu thế bảo hộ tăng lên tại một số nền kinh tế lớn sẽ tạo bất ổn cho quan hệ thương mại trong tương lai. Các nền kinh tế phát triển áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại sẽ làm cho các nền kinh tế mở trong khu vực bị tác động mạnh nhất. 

Hiện nay Chính phủ Mỹ đang cân nhắc đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc. Tác động của các biện pháp này sẽ vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng nếu các nước tiếp tục leo thang đưa ra các biện pháp tương tự sẽ tác động lớn lên các nước trong khu vực.

World Bank còn nhận định, nếu điều kiện vốn toàn cầu thắt chặt nhanh hơn dự kiến và kéo theo các căng thẳng sẽ dẫn đến giảm luồng vốn, tăng mất ổn định trên thị trường tài chính và ảnh hưởng lên tỷ giá hối đoái và giá tài sản trong khu vực. Nếu vậy có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực giảm nhanh hơn dự kiến. 

Bên cạnh đó, các yếu tố bất ổn từ trong nước như tăng nợ nội địa, nhu cầu vay vốn bên ngoài cao tại một số nước, cũng sẽ có những tác động khiến tăng trưởng có thể bị chậm lại.

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.
World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.
World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

World Bank ngược chiều ADB trong dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới về triển vọng phát triển tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương có vẻ như đang làm nguội bớt những kì vọng vào việc tiếp tục tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam.

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB chỉ rõ nguy cơ lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Báo cáo mới nhất của ADB cho thấy kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP 7,1% trong năm nay trước khi giảm xuống còn 6,9% trong năm 2019.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, mô hình tăng trưởng GDP truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Ngược lại, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 sẽ có xu hướng giảm dần.

Tăng trưởng kinh tế phải vui với túi tiền của chính mình

Tăng trưởng kinh tế phải vui với túi tiền của chính mình

Tiêu điểm -  6 năm

Từ trước đến nay, khi đề cập đến vấn đề tăng trưởng, Việt Nam vẫn thường vui mừng với túi tiền của người khác, hy vọng năm 2018 là năm bước ngoặt để bắt đầu có thể vui với túi tiền của chính mình.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  1 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  16 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  18 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  18 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.