Tiêu điểm
World Bank: Những rủi ro đằng sau tăng trưởng tích cực của Việt Nam
Mặc dù được đánh giá đạt những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài.

Trong báo cáo Điểm lại mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, sau đó dần xoay quanh 6,5% trong ba năm tiếp theo, bám theo xu hướng sản lượng tiềm năng.
Lạm phát năm vẫn được duy trì ở mức khoảng 3%, kể cả khi có một số áp lực phát sinh trong thời gian tới do kế hoạch của Chính phủ nhằm tăng giá các mặt hàng thuộc quản lý của Nhà nước.
Nợ công giảm gần 8 điểm phần trăm GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm qua. Xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019, cao hơn gần 4 lần so với bình quân trên thế giới.
World Bank đánh giá Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỷ USD mỗi tháng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên.
Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài, minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% năm 2017 xuống còn 8% năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ rệt hơn nếu nhìn vào các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ khi chỉ tăng được 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019.
FDI vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán sáp nhập (M&A).
Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm...
Ông Ousmane Dione
Giám đốc quốc gia World Bank Việt Nam
Mặc dù đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI cũng là các doanh nghiệp nhập khẩu lớn. Theo ước tính bình quân, cứ mỗi 1 USD xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì có khoảng 0,4 USD được dùng để mua vật tư đầu vào từ nước ngoài. Tỷ lệ như vậy là tương đối cao theo các chuẩn mực quốc tế.
Một quan ngại nữa là FDI tập trung chủ yếu ở các ngành chế tạo, chế biến xuất khẩu, đòi hỏi kỹ năng thấp, không có nhiều tiềm năng tăng lương thực tế cho lực lượng lao động trong nước.
Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam vẫn có một số rủi ro theo hướng suy giảm cả từ trong nước và bên ngoài.
Nhìn từ trong nước, chậm trễ trong triển khai những cải cách cơ cấu có thể làm cho viễn cảnh tăng trưởng trung hạn trở nên xấu đi. Chương trình cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sau khi được khởi đầu đầy hứa hẹn vào năm 2017 đã bị chững lại đáng kể trong những tháng qua.
Nhìn từ bên ngoài, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể ảnh hưởng xấu đến đà xuất khẩu trong ngắn hạn, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng nếu nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm qua các kênh thương mại và đầu tư.
Sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài có thể nguội đi khi nhiều nhà đầu tư có thể đình hoãn hoặc hủy dự án. Nếu cả xuất khẩu và dòng vốn FĐI đều chững lại, nền kinh tế Việt Nam có thể mất đi động lực tăng trưởng chính.
Xét những rủi ro bên ngoài nêu trên, đồng thời để mang đến động lực tăng trưởng bổ sung cho nền kinh tế, báo cáo khuyến nghị cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở thị trường trong nước vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại lớn, hạn chế sự phát triển, trong đó được nói đến nhiều nhất là khả năng tiếp cận tín dụng.
“Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới”, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia World Bank Việt Nam nhấn mạnh.
World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam
World Bank hỗ trợ 80 triệu USD cho dịch vụ y tế cơ sở
Khoản tín dụng này của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở tại 13 tỉnh với ưu tiên cho các khu vực tập trung nhiều người nghèo.
World Bank hỗ trợ gần 195 triệu USD cho 4 đô thị
Khoản tín dụng trị giá 194,36 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ 4 đô thị vừa của Việt Nam xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và tăng cường năng lực quy hoạch đô thị.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.