Phát triển bền vững
World Bank hỗ trợ gần 195 triệu USD cho 4 đô thị
Khoản tín dụng trị giá 194,36 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ 4 đô thị vừa của Việt Nam xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và tăng cường năng lực quy hoạch đô thị.
Dự án Phát triển Tổng hợp Đô thị Động lực có mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận và cải thiện dịch vụ đô thị ở bốn đô thị Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh), Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa), Hải Dương (tỉnh Hải Dương), và Yên Bái (tỉnh Yên Bái).
Các hoạt động của dự án dự kiến sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho khoảng 200,000 cư dân, trong đó hơn nửa là phụ nữ.
Tổng chi phí dự án là 276,17 triệu USD, trong đó 194,36 triệu USD sẽ được tài trợ từ nguồn vốn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).
Dự án sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, giảm thời gian đi lại của người dân trên những tuyến đường được cải tạo và xây mới, đồng thời hỗ trợ xây dựng các không gian công cộng chất lượng cao.
Dự án cũng sẽ cải thiện kết nối tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại và các điểm tham quan du lịch, qua đó mang lại lợi ích cho người lao động, thương nhân cũng như du khách.
Những cải thiện hạ tầng này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy xuất khẩu, tạo thêm việc làm và giúp các đô thị tăng trưởng kinh tế bền vững.
Một vấn đề lớn ở các đô thị nói trên là mức độ tiếp cận không đồng đều tới các dịch vụ cơ bản, bao gồm hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, và mạng lưới đường bộ.
Điều này dẫn đến việc tắc nghẽn giao thông, lũ lụt ngày càng gia tăng, và sự xuống cấp hoặc thiếu hụt không gian công cộng.
Bên cạnh đó, cả bốn đô thị đều nằm ở ven biển hoặc ở miền núi, do đó dễ bị tổn thương bởi các nguy cơ về thiên tai cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp giải quyết các vấn đề này thông qua hỗ trợ đầu tư kết cấu và phi kết cấu, bao gồm các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tại mỗi đô thị dự án, và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực của các đô thị trong việc lập quy hoạch đô thị một cách tích hợp và toàn diện, trong đó kết nối vấn đề phát triển hạ tầng với các chiến lược kinh tế - xã hội dài hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định các đô thị vừa có vai trò ngày càng quan trọng đối với các đầu tầu tăng trưởng của Việt Nam thông qua việc dịch chuyển hàng hóa, con người, dịch vụ và thông tin một cách hiệu quả.
Bốn đô thị được lựa chọn đều đã và đang thể hiện tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm động lực kinh tế cấp tỉnh cũng như ở cấp khu vực.
“Dự án sẽ góp phần giải quyết thiếu thốn hạ tầng cơ bản qua việc hỗ trợ tài chính cần thiết để đầu tư xây dựng các công trình có chất lượng dựa trên những bài học và thực tiễn tốt từ những hoạt động tương tự của Ngân hàng Thế giới tại các đô thị khác trên thế giới”, ông Ousmane Dione chia sẻ.
World Bank hỗ trợ TP.HCM 125 triệu USD cải cách thể chế
ADB cung cấp 299 triệu USD cho Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng
Các dự án được triển khai ở 4 tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và 4 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
Việt Nam dẫn đầu ASEAN về chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng
Theo nhận định của CBRE, quá trình đô thị hóa quy mô lớn cùng với triển vọng kinh tế tích cực tạo đang áp lực phát triển hệ thống hạ tầng mức độ cao tại Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.