Khởi nghiệp
Xây dựng ngành fintech từ yếu tố nguồn nhân lực
Nếu có thể xây dựng ngành fintech từ khâu đào tạo, nhân lực, thì đây sẽ là cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính một cách bền vững.
Theo số liệu của Statista, Việt Nam hiện có hơn 260 fintech trên cả nước. Mặc dù tăng trưởng nhanh cả về tốc độ và quy mô, thị trường khởi nghiệp fintech của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển và thu hút nhà đầu tư.
Sự thay đổi nhanh chóng về thói quen thanh toán của người dân, cùng với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương mại điện tử đã mang lại cơ hội lớn cho các fintech.
Theo Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2022 của Nextrans, với dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng Internet cao, những năm gần đây, cho vay thay thế (đặc biệt là cho vay ngang hàng)là một loại hình hấp dẫn khác đối với các nhà đầu tư vì tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, lĩnh vực mua ngay trả tiền sau cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đang đi lên, chẳng hạn như Fundiin và Ree-pay. Fundiin đã huy động được 5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, điều này thể hiện thái độ tích cực của các nhà đầu tư đối với phân khúc và tiềm năng của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, năm 2022 cũng chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ giữa các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ, hay tổ chức ngân hàng, mà còn cả các công ty tài chính tiêu dùng như FE Credit và HomeCredit.
Tại hội thảo "Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam" được tổ chức bởi trường Đại học Đại Nam, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV đánh giá, ngành fintech đang có những bước phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong đó, các fintech thanh toán không tiền mặt đang phát huy ưu thế dẫn đầu, khi có gần 50 ví điện tử xuất hiện trên thị trường trong thời gian ngắn, duy trì được khoảng 3.300 tỷ đồng thanh toán, tính đến tháng 9/2023.
Mảng này cũng ghi nhận sự tham gia của các công ty công nghệ lớn trong nước, như: MoMo, ZaloPay, ViettelPay, Moca, VnPay... Và điều quan trọng là các công ty này đều được chấp thuận và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước.
Bởi bên cạnh những ưu điểm của fintech như: tiện lợi, tối ưu chi phí, giảm thời gian, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, thì TS. Cấn Văn Lực cho rằng, vẫn còn đó những rủi ro như: tính bảo mật, quyền riêng tư, hay những sự cố lộ dữ liệu...
Vị chuyên gia cho rằng, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý từ sớm với lĩnh vực fintech là rất cần thiết. Tuy nhiên, để có những chính sách nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế như tại Philippines và Kenya.
Bên cạnh đó, ông Cấn Văn Lực đề xuất cần sớm hoàn thiện cơ chế sandbox cho các fintech trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như các mảng tài chính khác như: chứng khoán, bảo hiểm... bởi các dịch vụ tài chính thường sẽ phải song hành cùng nhau.
Liên quan tới yếu tố nguồn nhân lực trong lĩnh vực fintech, TS. Phạm Xuân Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho rằng, cần có sự chung tay của các trường đại học, viện nghiên cứu, tham gia hợp tác cùng các định chế tài chính, doanh nghiệp, startup, ngân hàng.
"Chúng ta cũng cần có cả quỹ đầu tư để hỗ trợ các fintech khởi nghiệp. Bởi fintech là cách làm mới, phải chấp nhận rủi ro và thất thoát, nên cần có sự bảo hiểm để hỗ trợ cho các fintech này sáng tạo", TS. Phạm Xuân Hòe kiến nghị.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Văn Hồng - Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam cho biết: "Xây dựng chương trình đào tạo fintech cho sinh viên cũng là định hướng của trường trong thời gian tới, nhằm cung cấp ra thị trường những cử nhân vừa hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ, vừa có kỹ năng làm việc tốt trong lĩnh vực fintech".
Ông Hessel Abbink Spaink - Chuyên gia Fintech tổ chức PUM (Hà Lan) cho rằng, nếu có thể phát triển ngành fintech từ khâu đào tạo, nhân lực, thì đây sẽ là cơ hội để Việt Nam phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính một cách bền vững.
Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển fintech tại Việt Nam
Startup sẽ khó gọi vốn nếu thiếu yếu tố 'xanh'
Nhiều quỹ tư nhân hiện diện tại Việt Nam đang có yêu cầu cao về chuẩn ESG, đồng nghĩa startup nào làm tốt và có cam kết xanh hóa sẽ được rót thêm vốn đầu tư, ngược lại sẽ bị rút dần vốn ra khỏi công ty.
Khơi dậy khát vọng phát triển xanh
Các startup tại Việt Nam đang ngày một tham gia nhiều hơn vào các giai đoạn phát triển, giải quyết các bài toán cụ thể trong nhiều lĩnh vực liên quan tới phát triển xanh như: bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, giảm rác thải...
Người Lào, Campuchia đi xe điện Việt Nam
Chia sẻ về tiềm năng phát triển trong tương lai của mô hình taxi điện, CEO Nguyễn Văn Thanh cho biết doanh thu trung bình của một xe taxi và xe máy điện của GSM đang bằng một xe xăng, nhưng chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng.
Hình hài trí tuệ nhân tạo Made in Vietnam
Dù trí tuệ nhân tạo là một công nghệ mới, nhưng cả VinBigdata, VNPT và VNG đều đang nỗ lực làm chủ công nghệ lõi với tham vọng AI 'made in Vietnam'.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.