Gạo Việt ngày càng ‘vững chân’ ở châu Âu
Không phải là thị trường xuất khẩu gạo lớn tính theo sản lượng nhưng EU là thị trường có giá trị gia tăng cao do tiêu thụ chủ yếu các dòng gạo thơm, gạo dinh dưỡng chất lượng cao của Việt Nam.
Quy trình canh tác lúa gạo tại Việt Nam tạo ra ít khí thải hơn so với các đối thủ cạnh tranh, là nền tảng rất quan trọng có thể được tận dụng để xây dựng thương hiệu ngành lúa gạo cho đất nước.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 6 triệu tấn gạo và được giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao về chất lượng. Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời ước chừng có khoảng gần 50% số lượng nhà hàng sushi tại châu Âu, vốn yêu cầu rất cao về chất lượng gạo để đảm bảo hương vị phục vụ thực khách, đang sử dụng gạo của Việt Nam.
Thuận lợi là thế nhưng ngành gạo vẫn khó xây dựng thương hiệu tại thị trường EU. Để gỡ bài toán khó này, theo đại diện Lộc Trời, việc đầu tiên cần làm là phải xây dựng được một thương hiệu chung cho gạo Việt Nam, dựa trên lợi thế là gạo Việt Nam có lượng phát thải carbon thấp hơn nhiều đối thủ cạnh tranh trên thế giới.
Đề xuất của lãnh đạo Lộc Trời là rất đáng để lưu tâm, bởi lẽ, yếu tố bền vững, giảm phát thải khí nhà kính đang dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất để nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung được chấp nhận ở các thị trường lớn, bên cạnh việc đảm bảo an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Cụ thể, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica, cho biết, bất cứ thị trường khó tính nào cũng đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn bền vững trong cho xuất nhập khẩu và không ngừng cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn này. Tiêu biểu, gần đây EU đã ban hành rất nhiều quy định như đạo luật chống suy thoái rừng, chính sách kinh tế tuần hoàn hay cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.
Bất cứ thị trường khó tính nào cũng đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn bền vững trong cho xuất nhập khẩu và không ngừng cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn này
Việc thị trường đặt ra các tiêu chuẩn bền vững là thách thức lớn cho doanh nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội đem lại cũng lớn không kém, chính là động lực để doanh nghiệp thực hành bền vững, từ đó xanh hóa nền kinh tế một cách toàn diện.
Canh tác lúa gạo phát thải ra rất nhiều khí nhà kính, bao gồm carbon và metan. Do đó, ngành lúa gạo nếu quyết tâm bắt tay vào xây dựng thương hiệu từ việc phát thải carbon thấp sẽ không chỉ thành công ở thị trường thế giới mà còn đóng góp tích cực cho mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 của Việt Nam.
Việc gạo Việt Nam có mức phát thải thấp hơn các đối thủ cạnh tranh không phải là điều khó hiểu, bởi Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, lại có truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời nên việc canh tác lúa gạo có phần thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa để giảm phát thải cho canh tác lúa. Trao đổi với phóng viên, GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ, cho biết, chỉ với việc áp dụng hình thức “bón lót”, tức là bón phân lân trước khi gieo hạt lúa, do phân lân không tiếp xúc với nước nên không thải ra khí metan, lại tiết kiệm được 40% lượng phân bón.
Việc canh tác lúa thuận thiên, tức là giảm bớt diện tích trồng lúa và tập trung trồng vào những vùng có thổ nhưỡng phù hợp, ít bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn cũng là cách để lúa có năng suất tốt hơn và hạn chế khí thải.
Bên cạnh đó, giải pháp công nghệ cao cũng đang được nhiều doanh nghiệp, bao gồm Tập đoàn Lộc Trời áp dụng để bền vững hóa hạt gạo. Một số công nghệ đang phát huy hiệu quả rất tốt được Lộc Trời áp dụng có thể kể đến như sử dụng vệ tinh nhân tạo để phân tích thời tiết, dùng máy bay không người lái để bón phân, tưới nước.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Bên cạnh các giải pháp về công nghệ, quy trình, hạ tầng, Đề án cũng lên kế hoạch kiểm đếm và cấp tín chỉ carbon cho các diện tích lúa tham gia. Nếu kết hợp việc thực hiện Đề án này với đề xuất xây dựng thương hiệu lúa phát thải thấp của đại diện Lộc Trời, ngành lúa gạo sẽ tạo ra được nhiều giá trị vượt xa hơn cả việc chiếm lĩnh các thị trường trọng yếu.
Giải pháp giảm phát thải cho cây lúa đã có sẵn, vấn đề đặt ra là làm thế nào để “gốc rễ” của chuỗi cung ứng là bà con nông dân chấp nhận chuyển đổi phương thức canh tác bền vững.
Đây là câu chuyện rất khó bởi không phải cứ tuyên truyền, phổ biến là người nông dân chấp nhận thay đổi. Điển hình như việc áp dụng hình thức bón lót để vừa tiết kiệm tiền, vừa giảm khí thải được ông Xuân khởi xướng, được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (khi đó là Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp) ủng hộ nhưng vẫn còn nhiều bà con canh tác theo phương thức cũ.
Ngoài ra, chuỗi giá trị lúa gạo cũng còn cả hàng chục, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia từ khâu canh tác cho đến chế biến hay cung ứng vật tư nông nghiệp. Tất cả đều phải xanh hóa thì hạt gạo mới được coi là phát thải thấp.
Doanh nghiệp cần phải bỏ tư duy ngắn hạn, thay vào đó là liên kết chặt chẽ với bà con nông dân và tạo cho bà con mức thu nhập ổn định từ việc canh tác lúa phát thải thấp.
“Tôi từng đi cùng một số đoàn kiểm toán về chuỗi giá trị, họ sẽ đến cả những doanh nghiệp, cơ sở nhỏ để xem xét tiêu chuẩn xã hội, môi trường chứ không chỉ kiểm tra doanh nghiệp lớn đầu chuỗi”, ông Bình nói tại tọa đàm Xuất khẩu nông sản sang EU: Vượt qua thách thức để xây dựng thương hiệu.
Nhìn từ kinh nghiệm của chính Lộc Trời khi đảm bảo được chất lượng và tính bền vững cho hạt gạo và xây dựng thành công thương hiệu Cơm Việt Nam Rice, ông Thuận cho biết, chuyển đổi sang canh tác lúa bền vững cần có những cam kết cũng phải mạnh mẽ và bền vững.
Cụ thể, theo ông Thuận, doanh nghiệp cần phải bỏ tư duy ngắn hạn, “ăn xổi ở thì” là chỉ đặt hàng và đến mua hàng. Thay vào đó, phải liên kết chặt chẽ với bà con nông dân và tạo cho bà con mức thu nhập ổn định từ việc canh tác lúa phát thải thấp.
Các thành phần khác trong chuỗi giá trị cũng cần được quan tâm và gán trách nhiệm, thông qua hình thành một hệ sinh thái dựa trên việc vẹn toàn về lợi ích, đảm bảo bền vững cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường.
Không chỉ doanh nghiệp đầu chuỗi mà bà con nông dân, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đều sẽ được hưởng lợi trong hệ sinh thái này. “Lúa bán tại EU có giá cao, nếu có mức phát thải thấp và xây dựng thương hiệu vững chắc sẽ đảm bảo đủ lợi nhuận cho nông dân và doanh nghiệp”, ông Thuận khẳng định.
Không phải là thị trường xuất khẩu gạo lớn tính theo sản lượng nhưng EU là thị trường có giá trị gia tăng cao do tiêu thụ chủ yếu các dòng gạo thơm, gạo dinh dưỡng chất lượng cao của Việt Nam.
Có nhiều cơ hội từ thị trường quốc tế, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng "thế chấp hết tài sản cũng không đủ tiền nhập hàng".
Chuyển đổi sang mô hình canh tác bền vững, ứng dụng công nghệ cao là chiến lược quan trọng của Lộc Trời để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, khẳng định vị thế của hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản như gạo, điều, cà phê, thủy sản… Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng trưởng, ước đạt khoảng 41 tỷ USD.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.