Tiêu điểm
Xóa bỏ giấy phép con: 'Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra'
Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, việc xóa bỏ các giấy phép con vẫn không đạt vì các cán bộ cấp cơ sở vẫn không chịu chuyển mình.

Còn quá nhiều rào cản
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2017 với chủ đề “Kiến tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển”, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, chúng ta đã có chính sách cạnh tranh và thực thi cạnh tranh bình đẳng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển như các nghị quyết chính phủ: Nghị quyết 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân, 03 Nghị quyết Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (NQ 19); Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020; Nghị quyết 98/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện nghị quyết trung ương về phát triển kinh tế tư nhân,…
Tuy nhiên, từ góc độ một doanh nghiệp nhìn vào môi trường chính sách, hiện có rất nhiều rào cản đang gây khó khăn đối với doanh nghiệp. Trong đó, năm rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là: Gánh nặng pháp luật – chi phí tuân thủ; rủi ro pháp lý; an toàn và bảo vệ quyền tài sản; chính sách cạnh tranh kém và khẳ năng quản trị yếu.
Hiện những nghị quyết hiện nay của Chính phủ mới chú ý cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, còn lại các rủi ro khác ít được nhắc đến. Như vậy, có tất cả 5 rào cản thì hiện nay mới tập trung giải quyết được một. Đó là chưa nói đến việc hiệu quả giải quyết đến đâu, ông Hiếu đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Phú Thái Group, Phó chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, cũng cho rằng, trước hết, vai trò của nhà nước trong việc định hướng các chính sách vĩ mô tạo điều kiện hướng đi cho doanh nghiệp tư nhân là rất quan trọng.
Hiện chúng ta vẫn còn tư tưởng đầu tư theo hướng bầy đàn, đầu tư một loạt dẫn đến quân ta đánh quân mình, làm ăn không có chính kiến định hướng dài hạn. Đây không chỉ là lỗi của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của chính quyền yếu kém không định hướng doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước hầu như vẫn chỉ đang "chữa cháy" vì có quá nhiều đám cháy. Trong khi đó, việc làm cần thiết hiện nay là làm thế nào để "phòng cháy" mới là quan trọng.
Thứ hai, hiện nay việc kêu gọi các doanh nghiệp FDI rất quan trọng để huy động thêm các nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có những chính sách cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng doanh nghiệp FDI để tránh tình trạng có sự ưu ái giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba, đó là sự cạnh tranh. Chúng ta nói nhiều tới việc nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… đó là bởi vì người tiêu dùng thích hàng gì thì tức khắc hàng đó du nhập vào Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt cần phải quan tâm tới chất lượng, nghiêm túc đầu tư cho sản phẩm mới cạnh tranh được trên thị trường.
Thứ tư, đó là vấn đề cải cách hành chính. Với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt thì lợi nhuận một năm chỉ 2 - 4% trong khi đó theo khảo sát của VCCI chi phí không chính thức của doanh nghiệp lên tới 6 - 8%. Như vậy, đây là khó khăn cực lớn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ năm, đó là sự phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân và bây giờ còn là chính các doanh nghiệp tư nhân cũng có sự cạnh tranh với nhau, ông Đoàn cho biết.
'Trên bảo dưới không nghe'?
Nhận định về hiệu quả của các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa nhận định, hiện Chính phủ và Thủ tướng đã có sự chuyển biến rõ rệt từ Trung ương đến địa phương với tinh thần Chính phủ kiến tạo, hành động.
Tuy nhiên, kì vọng của Thủ tướng về việc gỡ khó cho khối doanh nghiệp này vẫn chưa đạt bởi hai yếu tố con người và rào cản kinh doanh. Bên cạnh đó là vấn đề bình đẳng kinh tế thị trường và chính sách còn nhiều bất cập.
Theo ông Đệ, nghị quyết, chủ trương của Đảng của Chính phủ là chuyển mình tích cực, tuy nhiên vẫn không đạt vì chỉ chuyển mình ở một số bộ ngành, một số cơ quan quản lý cấp Trung ương. Còn ở cấp cán bộ cơ sở, cán bộ công chức vẫn không chịu chuyển mình.
"Tỷ lệ rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp thì anh nào báo cáo cũng hay nhưng trên thực tế lại khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều vòng, mất thời gian, tiền của...", ông Đệ nhấn mạnh.
Mặc dù Chính phủ quyết tâm như vậy nhưng cái chính vẫn là con người. Mà trước hết là công tác tổ chức, quản lý ở cấp cơ sở, thực thi chỉ đạo của Chính phủ. Ví dụ như việc Chính phủ hạn chế giấy phép con cho doanh nghiệp nhưng thực tế, nhiều bộ ngành lại bằng mọi cách tăng giấy phép con. Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra...
"Lò đã cháy" ở cấp cao nhưng ở cấp dưới không cháy được. Cuối cùng vẫn là hành chính "hành" doanh nghiệp, ông Đệ nhận định.
Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, để kinh tế tư nhân phát triển có ba điểm cần quan tâm đó là vấn đề thể chế (văn bản pháp luật), tổ chức bộ máy và con người. Trong đó, con người đóng vai trò quyết định nhưng cơ chế tạo ra con người tốt.
Do đó, Chính phủ và bộ ngành cần quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết nút thắt rủi ro chính sách để tháo gỡ cho địa phương, doanh nghiệp. Việc cởi trói, gạt bỏ rào cản cho doanh nghiệp càng sớm thì doanh nghiệp càng phát triển.
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
Lãnh đạo FPT, VinaCapital tham gia Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân sẽ tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia.
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
Bộ Công Thương chính thức cắt giảm 675 giấy phép con
Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018. Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm.
Xóa bỏ 600 giấy phép con: Bộ Công thương đang rất quyết liệt
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ Công thương đang rất quyết liệt trong việc xóa bỏ giấy phép con, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.